Bảng 1: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu 291 Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh 11 - Phòng ngừa và hạn chế (Trang 30 - 47)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Thu nhập

trong đó thu từ cho vay: 2. Chi phí 3. Lợi nhuận 63.985 58.311 51.583 12.402 90.733 82.703 73.196 17.537 112.997 102.007 92.727 20.270

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm tại NHCTVN-CN11 Qua bảng cho thấy kết quả hoạt động của Chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn thu của Chi nhánh vẫn chủ yếu là thu từ hoạt động cho vay, cụ thể: năm 2006: 91,13%, năm 2007: 91,15% và năm 2008: 90,27%.

2.3. Thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCTVN-CN11 trong 3 năm qua:

2.3.1. Quy trình cho vay và kiểm soát cho vay

Do nhận biết được tầm quan trọng của việc cấp tín dụng đến khách hàng cho nên NHCTVN thống nhất quy trình cấp tín dụng và kiểm soát đối với các khoản vay áp dụng cho các chi nhánh trong toàn hệ thống để đảm bảo tính thống nhất và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật Quy trình được thực hiện trong 4 bước:

Bước 1: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn

Theo các quy định và quy trình về kiểm soát của tại Ngân hàng Công thương Việt Nam: Các bộ phận thẩm định cho vay và thẩm định độc lập phải kiểm tra toàn bộ hồ sơ với các quy định về nhiệm vụ như sau:

Cán bộ tín dụng thực hiện:

- Kiểm tra sự đầy đủ và phù hợp của hồ sơ pháp lý

- Kiểm tra năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và thẩm quyền của người vay, người đại diện.

- Kiểm tra hồ sơ khoản vay:

• Sự đầy đủ về số lượng của hồ sơ khoản vay theo quy định

• Sự phù hợp của hồ sơ khoản vay với phương thức cho vay, thời hạn cho vay • Tính pháp lý và nội dung của các báo cáo tài chính của phương án/dự án vay vốn.

- Kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay:

• Sự đầy đủ về số lượng, tính pháp lý và nội dung của hồ sơ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của bên thế chấp, cầm cố, văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh

• Sự khớp đúng giữa hồ sơ và hiện trạng của tài sản bảo đảm

• Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay của đơn vị chính cho đơn vị phụ thuộc

• Việc công chứng / chứng thực đối với hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm

• Việc mua bảo hiểm tài sản bảo đảm. - Kiểm tra hồ sơ giải quyết cho vay:

• Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định • Tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của phương án/dự án • Các điều kiện quy định riêng đối với từng đối tượng khách hàng • Các đối tượng không được vay hoặc hạn chế cho vay

• Kiểm tra nội dung khoản vay: mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, đối tượng cho vay, điều kiện giải ngân…

• Kiểm tra lại nội dung, hình thức, sự đầy đủ và tính hợp lệ của: Tờ trình thẩm định cho vay, thông báo / bản thoả thuận giới hạn tín dụng cấp có thẩm quyền, chữ ký tắt của lãnh đạo phòng khách hàng trên từng trang của các hồ sơ theo quy định

- Kiểm tra trình tự thẩm định, phê duyệt (đảm bảo theo nguyên tắc độc lập giữa thẩm định cho vay, thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và quyết định cho vay), và thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp ủy quyền

- Kiểm tra hình thức và nội dung của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

• Đảm bảo tư cách pháp lý của người ký trên hợp đồng

• Sự phù hợp của nội dung hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay với quyết định phê duyệt của người có thẩm quyền và tính ràng buộc có lợi cho NHCTVN-CN11

- Kiểm tra việc nhập dữ liệu của khoản vay thuộc phần hành trên hệ thống INCAS - Chỉnh sửa và hoàn thiện kịp thời các thiếu sót trên hồ sơ được phát hiện sau khi kiểm tra, giám sát

Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện: - Rà soát việc nhập dữ liệu của cán bộ tín dụng - Đề xuất các biện pháp xử lý sai sót

Cán bộ quản lý rủi ro thực hiện

- Kiểm tra, rà soát lại các yếu tố rủi ro về hồ sơ khách hàng và hồ sơ liên quan đến khoản vay trên cơ sở hồ sơ do các phòng khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin khác.

- Kiểm tra, giám sát việc nhập dữ liệu của khoản vay vào hệ thống INCAS của phòng khách hàng

- Lập phiếu báo lỗi cho phòng khách hàng theo từng hợp đồng tín dụng, trường hợp phát hiện lỗi mang tính rủi ro cao phải trình người có thẩm quyền xem xét quyết định.

Lãnh đạo tổ quản lý rủi ro

- Kiểm soát lại các nội dung kiểm tra, đề xuất của cán bộ quản lý rủi ro và yêu cầu hoàn thiện, bổ sung

- Đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS của phòng khách hàng. - Đề xuất các biện pháp xử lý sai sót

Người có thẩm quyền quyết định xử lý sau khi kiểm tra:

- Quyết định việc thoả thuận, bổ sung các nội dung cần thiết để đảm bảo an toàn cho khoản vay.

- Quyết định các biện pháp xử lý theo đề nghị của phòng khách hàng, tổ quản lý rủi ro trong phạm vi thẩm quyền

Bước 2: Phê duyệt, ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng

Nếu đơn xin vay được chấp thuận, các bộ phận tiến hành kiểm soát: Cán bộ tín dụng thực hiện

- Kiểm tra điều kiện giải ngân:

• Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện giải ngân theo quy định và nội dung thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, cam kết bảo lãnh. • Kiểm tra lại tình hình khách hàng, tài sản thế chấp nếu thời điểm giải ngân quá 3 tháng theo thời điểm quyết định cho vay.

- Kiểm tra nội dung giải ngân:

• Đối tượng giải ngân, số tiền giải ngân

• Sự phù hợp của hình thức rút vốn với nội dung, điều kiện thanh toán của chứng từ rút vốn, mục đích, đối tượng vay vốn

• Kiểm tra hóa đơn, chứng từ hồ sơ liên quan đến đối tượng đề nghị rút vốn và đối tượng vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; kiểm tra số tiền giải ngân được ghi trên chứng từ rút tiền

• Kiểm tra thực tế đối tượng giải ngân ( nếu cần thiết ) - Kiểm tra việc xử lý phát sinh khi giải ngân

• Kiểm tra lại hồ sơ, thủ tục, trình tự thực hiện trong trường hợp có sự thay đổi các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

• Trong thời gian giải ngân nếu phát hiện khách hàng có những biểu hiện khó khăn về tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc vi phạm các cam kết, cán bộ tín dụng báo cáo kịp thời thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý với lãnh đạo phòng và người có thẩm quyền.

- Rà soát lại việc nhập dữ liệu của khoản vay thuộc phần hành công việc của mình trên hệ thống INCAS

- Thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện kịp thời những thiếu sót trên hồ sơ được phát hiện trong quá trình kiểm tra.

Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện.

- Kiểm soát lại các nội dung kiểm tra, yêu cầu hoàn thiện, bổ sung

- Đôn đốc việc bổ sung hoàn thiện và duy trì dữ liệu liên quan đến khoản vay và thực hiện các công việc của mình trên hệ thống INCAS của cán bộ tín dụng.

- Đề xuất các biện pháp xử lý sai sót

Cán bộ quản lý rủi ro thực hiện

- Kiểm tra, giám sát việc nhập dữ liệu giải ngân vào hệ thống INCAS của phòng khách hàng.

- Lập phiếu thông báo lỗi cho phòng khách hàng theo từng hợp đồng tín dụng khi phát hiện lỗi hoặc theo định kỳ.

Lãnh đạo tổ quản lý rủi ro thực hiện.

- Đôn đốc kiểm tra việc nhập dữ liệu.vào hệ thống INCAS của phòng khách hàng.

Người có thẩm quyền quyết định xử lý sau kiểm tra.

- Tăng cường cán bộ/biện pháp kiểm tra, giám sát trong trường hợp cần thiết - Dừng/tạm dừng giải ngân; áp dụng các biện pháp giám sát đặc biệt đối với các trường hợp có rủi ro cao.

- Quyết định các biện pháp xử lý theo đề nghị của phòng khách hàng trong phạm vi thẩm quyền

Bước 3:Thanh toán nợ vay và kết thúc hợp đồng tín dụng Cán bộ tín dụng thực hiện:

- Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay

• Thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng, trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng qua phân hệ cho vay INCAS.

• Chậm nhất 5 ngày làm việc trước khi đến hạn nợ cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn.

• Đôn đốc khách hàng gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo theo yêu cầu. • Kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ hoặc đột xuất.

• Định kỳ 6 tháng/lần, kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, đánh giá lại tài sản bảo đảm, định kỳ hàng năm phân tích tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh và quan hệ tín dụng của khách hàng.

• Xây dựng phương án, biện pháp quản lý, thu hồi nợ vay đối với từng khoản vay hoặc từng hợp đồng tín dụng

• Cập nhật, bổ sung các dữ liệu liên quan đến khoản vay vào hệ thống INCAS.

- Kiểm tra việc xử lý các phát sinh trong quá trình quản lý khoản vay. • Kiểm tra thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ

• Kiểm tra, định giá lại tài sản bảo đảm

• Cập nhật, bổ sung các dữ liệu liên quan đến khoản vay vào hệ thống INCAS.

- Kiểm tra việc thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và giải chấp tài sản.

• Phối hợp bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra số tiền trả nợ gốc, lãi, phí

• Tuân thủ quy trình xuất kho tài sản bảo đảm, hồ sơ tài sản bảo đảm và thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.

• Rà soát lại việc nhập dữ liệu của khoản vay thuộc phần hành công việc mình trên hệ thống INCAS.

• Thực hiện kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ sau khi giải ngân.trường hợp phát hiện sai sót sau khi giải ngân, báo cáo đề xuất cho người có thẩm quyền xử lý.

Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện.

- Bố trí và đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện tốn công việc của mình, kiểm soát lại các nội dung kiểm tra, yêu cầu hoàn thiện, bổ sung

- Ký trên các biên bản kiểm tra, phân tích khách hàng… của cán bộ tín dụng - Đôn đốc việc bổ sung hoàn thiện và duy trì dữ liệu liên quan đến khoản và thực hiện các công việc của mình trên hệ thống INCAS.

- Đề xuất các biện pháp xử lý sai sót

Cán bộ quản lý rủi ro thực hiện

- Rà soát phát hiện kịp thời các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay và khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng

- Phối hợp với cán bộ tín dụng kiểm tra việc chấp hành, việc tuân thủ nội dung trong thông báo phê duyệt của trụ sở chính (nếu có)

- Kiểm tra, giám sát việc nhập dữ liệu giải ngân vào hệ thống INCAS của phòng khách hàng.

- Lập phiếu thông báo lỗi cho phòng khách hàng theo từng hợp đồng tín dụng khi phát hiện lỗi hoặc theo định kỳ.

Lãnh đạo tổ quản lý rủi ro thực hiện.

- Kiểm soát lại các nội dung kiểm tra, đề xuất của cán bộ quản lý rủi ro và yêu cầu hoàn thiện bổ sung các nội dung chưa đầy đủ

- Đôn đốc kiểm tra cán bộ quản lý rủi ro giám sát việc nhập dữ liệu liên quan đến khoản vay vào hệ thống INCAS của phòng khách hàng.

- Ghi rõ ý kiến trên tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý của cán bộ quản lý rủi ro

Người có thẩm quyền quyết định xử lý sau kiểm tra.

- Tăng cường cán bộ/biện pháp kiểm tra, giám sát trong trường hợp cần thiết - Dừng/tạm dừng giải ngân; áp dụng các biện pháp giám sát đặc biệt đối với các trường hợp có rủi ro cao.

- Quyết định các biện pháp xử lý theo đề nghị của phòng khách hàng trong phạm vi thẩm quyền

• Bước 4: Lưu hồ sơ

2.3.2. Các quy định về thẩm quyền, giới hạn tín dụng và thẩm định rủi ro độc lập

2.3.2.1. Về thẩm quyền

- Hội đồng tín dụng cơ sở: Trên cơ sở mức ủy quyền của Tổng Giám Đốc, Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định mức phán quyết cao nhất cho Giám Đốc Chi nhánh. Giám Đốc chi nhánh được ủy quyền cho Trưởng phòng giao dịch, Trưởng điểm giao dịch.

Quyết định giới hạn tín dụng, giới hạn cho vay, bảo lãnh…. theo quy chế hội đồng tín dụng. Định kỳ hàng năm hội đồng tín dụng cơ sở định hướng cơ cấu tín dụng cho chi nhánh.

Các món vay phải thông qua hội đồng tín dụng cơ sở gồm: - Các món vay từ 70 % mức phán quyết của chi nhánh trở lên

- Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất cho khoản vay từ 5 tỷ trở lên 2.3.2.2. Quy định về giới hạn tín dụng

Giới hạn tín dụng là tổng mức cấp tín dụng tối đa mà NHCTCN11 có thể chấp nhận trong giao dịch đối với một khách hàng, bao gồm: giới hạn cho vay, giới hạn tài trợ thương mại và giới hạn thấu chi. Thực hiện giới hạn tín dụng trong những trường hợp: Khách hàng là doanh nghiệp lần đầu quan hệ tín dụng; Giới hạn tín dụng theo định kỳ tối thiểu một năm.

Các mức giới hạn tín dụng áp dụng:

- Giới hạn cho vay/bảo lãnh/chiết khấu/bao thanh toán một khách hàng không vướt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Giới hạn bảo lãnh và cho vay không vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Giới hạn cho vay của một nhóm khách hàng liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Giới hạn cho vay và bảo lãnh của một nhóm khách hàng liên quan không vượt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng Công thương Việt Nam

2.3.2.3. Quy định về thẩm định độc lập:

- Các khách hàng có quan hệ lần đầu với ngân hàng

- Giới hạn tín dụng cho khách hàng là tổ chức kinh tế từ 25 tỷ trở lên (đối với chi nhánh được ủy quyền phán quyết từ 50 tỷ trở lên) và từ 15 tỷ trở lên ( đối với chi nhánh được ủy quyền dưới 50 tỷ )

- Giới hạn cho vay/ bảo lãnh/ chiết khấu đối với khách hàng là tổ chức kinh tế từ 15 tỷ đồng trở lên (đối với chi nhánh được ủy quyền phán quyết từ 50 tỷ trở lên) và từ 10 tỷ trở lên ( đối với chi nhánh được ủy quyền dưới 50 tỷ )

- Giá trị một khoản cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế dưới hình thức cho vay/ bảo lãnh/ chiết khấu từ 7 tỷ đồng trở lên (đối với chi nhánh được ủy quyền phán quyết từ 50 tỷ trở lên) và từ 5 tỷ trở lên (đối với chi nhánh được ủy quyền dưới 50 tỷ)

- Các trường hợp khác do người có thẩm quyền yêu cầu.

2.3.3. Áp dụng công nghệ trong quản lý cho vay: Hệ thống INCAS (Advanced management System):

Là phần mềm quản lý và thanh toán, được mua từ Malaysia. Được áp dụng từ năm 2005 trong dự án hiện đại hóa Ngân Hàng. Hệ thống INCAS đã giúp cho trụ sở chính giám sát được toàn bộ hoạt động và việc thực hiện quy trình nghiệp vụ của tất cả các chi nhánh, giám sát việc cấp hạn mức tín dụng và các quyết định phê

Một phần của tài liệu 291 Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh 11 - Phòng ngừa và hạn chế (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)