Chiến lược kinh doanh của ACB đã được thay đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hoá (a competitive strategy of differentiation) với định hướng trở thành một ngân hàng cổ phần bán lẻ hàng đầu của Việt Nam trên thị trường khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để hoàn thành tốt chiến lược này cần ưu tiên tập trung vào các mặt sau:
- Phải tuyên bố được sứ mệnh kinh doanh: Sứ mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố thái độ và quan điểm kinh doanh của ngân hàng trên thị trường. Sứ mệnh mà ACB đã vạch ra “Là một ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt Nam trên thị trường khách hàng cá nhân, thực hiện các dịch vụ an toàn, hiệu quả với mức phí cạnh tranh”.
- Phải phân tích được chiến lược khả thi và lựa chọn được các chiến lược ưu tiên để tập trung trong thực thi chiến lược.
Trong phân tích chiến lược kinh doanh hiện đại có rất nhiều công cụ ma trận được sử dụng như SWOT, BCG, G.E. … nhưng với trình độ nhận thức và vận dụng còn hạn chế, các ngân hàng Thương mại Việt Nam nên sử dụng ma trận SWOT để phân tích chiến lược vì nó đơn giản, khái quát, không cần nhiều kỹ thuật phân tích định lượng phức tạp nhưng hiệu quả lại khá cao.
Có thể ứng dụng ma trận SWOT để phân tích chiến lược khả thi của ngân hàng ACB:
48
Bảng 5: Phân tích ma trận SWOT của ngân hàng ACB Điểm mạnh (S)
1. Ngân hàng cổ phần hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. 2. Đi đầu trong thị trường khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
3. Quản trị tốt
4. Vừa tăng vốn điều lệ lên 481 tỷ đồng
5. Lực lượng nhân sự có chuyên môn khá.
Điểm yếu (W)
1. Tỷ lệ tiền gởi trong dân cư lớn - > rủi ro cao 2. Chưa có nhiều khách hàng là những công ty lớn. 3. Kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều
4. Chi phí ngân hàng cao
Cơ hội (O)
1. Được dư luận tại Việt Nam và quốc tế đánh giá là một ngân hàng xuất sắc tại Châu Á
2. Tiềm năng thị trường khách hàng cá nhân Việt Nam còn rất lớn
3. Sự hạn chế do luật định của ngân hàng nước ngoài về dịch vụ cung ứng tại Việt Nam
4. Thuận lợi khi tiếp cận thị trường ngân hàng thế giới.
Chiến lược SO
1. Tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường khách hàng cá nhân bằng nỗ lực tiếp thị 2. Phát triển thị trường vào các thị trường mới trong nước, quốc tế, đặc biệt là khối ASEAN
3. Phát triển sản phẩm và đưa thêm các dịch vụ mới vào thị trường.
Chiến lược WO
Liên doanh với các Ngân hàng lớn để tăng tiền gởi tài khoản thanh toán, giảm rủi ro thanh khoản, giảm phí, học hỏi kinh nghiệm.
Nguy cơ (T)
1. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và quy mô chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2. Kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn (chiến tranh Iraq, giá dầu lửa tăng đột biến…) -> ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam
3. Bị khống chế trong hoạt động bởi nhiều quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Chiến lược ST
1. Cắt bỏ những dịch vụ không sinh lời, rủi ro cao (như tín dụng trả góp), khách hàng không lành mạnh
2. Giảm bớt những hoạt động không hiệu quả do những quy định khắt khe của Ngân hàng Nhà nước.
Chiến lược WT
Cần nghiên cứu và tham gia bảo hiểm tiền gởi để giảm rủi ro.
Khi đã phác thảo sơ nét về chiến lược kinh doanh, cần xác định và tập trung nguồn lực vào các chiến lược ưu tiên được chọn lọc trên cơ sở: có khả năng tạo sự tăng trưởng cho ngân hàng về lợi nhuận, thị phần; Có lợi thế cạnh tranh tốt nhất; Dễ dàng trong việc phân bổ nguồn lực và kiểm soát quá trình thực thi chiến lược.
49 - Thực thi chiến lược: sau khi đã đưa ra quyết định lựa chọn chiến lược thì chuyển sang giai đoạn thực thi chiến lược. Cần lưu ý những điểm quan trọng sau để tránh sự lệch hướng và phá sản của chiến lược:
+ Xác định các mục tiêu dài và ngắn hạn (có định lượng) phải đạt được khi thực thi chiến lược: khả năng sinh lời tài chính (ROA, ROE), mục tiêu thị trường, mục tiêu chất lượng, số lượng, mục tiêu phục vụ…
+ Đề ra các chính sách nhằm hỗ trợ cho việc thực thi chiến lược: quy tắc, hình thức, phương pháp, thủ tục hành chính cụ thể trên các lĩnh vực Marketing, tài chính nhân sự, cung cấp dịch vụ.
+ Tiến hành phân bổ nguồn lực tối ưu cho những hoạt động chiến lược được tiến hành: ngân sách cho các hoạt động, phân bổ nhân sự, thiết lập cơ cấu đầu tư thích hợp.
- Kiểm soát chiến lược: nhằm đánh giá các mục tiêu dài và ngắn hạn đã đề ra đạt đến mức độ nào, từ đó khẳng định hiệu quả chiến lược để có những thay đổi, điều chỉnh cho các chiến lược tiếp theo.
Tóm lại, nhận thức đúng đắn về chiến lược và thực hiện chiến lược một cách hiệu quả sẽ tạo thế chủ động của ngân hàng trong kinh doanh và có thể đối mặt với các thách thức của thị trường một cách tối ưu.
3.4.1.2 Đưa chiến lược Marketing lên tuyến đầu trong nhận thức và hành động trong chiến lược kinh doanh:
Như đã phân tích trong những phần trước, Marketing là một chức năng kinh doanh mũi nhọn trong các ngân hàng thương mại hiện nay trên thế giới, giữ vai trò hướng dẫn, phối hợp các loại chức năng khác trong ngân hàng. Thực tế đã chứng minh chiến lược Marketing đúng đắn đã đóng góp tích cực vào sự thành công của chiến lược kinh doanh. Do đó cần phải thay đổi suy nghĩ để đưa chức năng Marketing về đúng vị trí tuyến đầu kinh doanh vốn có của nó. Cần áp dụng các giải pháp mang tính chiến lược để chỉ đạo hiệu quả các hành động Marketing trong kinh doanh: