Về hoạt động tiền gửi:

Một phần của tài liệu Đánh giá dịch vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đối với L/C nhập tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Đà Nẵng (Trang 33 - 35)

Bảng 1:tình hình huy động tiền gửi tại Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng

ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tiền gửi doanh nghiệp 497.004 506.119,2 835,833 Tiền gửi dân cư 523.657,2 615.541,2 588,839 Tiền gửi 115.621,2 51.992,4 13,266

kỳ phiếu trái phiếu Tiền gửi khác 144.774 183.456 Tổng cộng 1.281.056, 4 1.357.108, 8 1,437,938

(Nguồn:báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của NH2005-2006)

- Về công tác huy động vốn, nhìn chung nguồn vốn huy động bình quân năm 2006 tăng hơn so với năm 2005.Cụ thể nguồn vốn huy động bình quân năm 2006 đạt hơn 1357 tỷ đồng, tăng 5,94%( tương ứng với 76052,4 triệu đồng) so với năm 200. Trong năm qua chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác tiếp thị,đa dạng hoá về nghiệp vụ huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ tạo sự thoả mái cho khách hàng khi đến giao dịch, nâng cao tiện ích và luôn luôn có chính sách lãi suất phù hợp với thị trường,chính vì vậy dù trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn đạt được thậm hí vượt mức kế hoạch được giao.

* Nguồn huy động tại ngân hàng:

Tiền gửi của doanh nghiệp: đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền là tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Mục đích của họ là nhằm đảm bảo an toàn vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng hoặc tiền gửi nhằm mục đích sinh lợi.Tại ngân hàng trong nam 2006 tiền gửi doanh nghiệp đạt 506.119,2 triệu đồng tăng 1,83% so với năm 2005. Trong đó phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn, tăng so với năm 2005,điều này chứng tỏ tổ chức thu được nhiều lợi nhuận hơn ,hoạt động buôn bán diễn ra sôi động hơn nên tiền gửi không kỳ hạn tăng lên.Loại tiền gửi này rất có ý nghĩa đối với ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.Vì vậy chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm hiểu các khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế để thu hút khách hàng,mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhằm mục đích tạo nguồn vốn tiền gửi và thu phí dịch vụ.

Tiền gửi dân cư: đối với loại tiền này khách hàng chủ yếu là các tầng lớp dân cư trong tỉnh, họ gởi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Do đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ ngân hàng.Về chênh lệch số dư huy động bình quân của loại tiền này như sau: Năm 2006 tăng 91.884 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng 17,55%.Trong thời gian qua , vốn huy động dân cư tại chi nhánh có sự tăng trưởng ổn định cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn ,vừa duy trì được khách hàng vừa thu hút được khách hàng mới.

Tiền gửi kỳ phiếu: Ngoài hai hình thức huy động trên thì vốn huy động từ kỳ phiếu cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn .Trong những năm qua ngân hàng đều có phát hành kỳ phiếu.Năm 2005 đạt số dư bình quân là:115.621,2 triệu đồng, năm 2006 đạt số dư là 51.992,4 triệu đồng giảm 55,03% .Sở di có biến động này là do việc phát hành kỳ phiếu ở ngân hàng là tuỳ theo nhu cầu và mục đích của việc đầu tư, khi phát sinh nhu cầu thì ngân hàng mới phát hành.Thông thường kỳ phiếu được phát hành theo từng đợt không liên tục như tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi doanh nghiệp.

Có thể nói trong những năm qua công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu đáng kể nguồn vôn huy động tăng trưởng hàng năm.Chính sự tăng trưởng này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh, phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá dịch vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đối với L/C nhập tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Đà Nẵng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w