Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 39 - 45)

Trước đây, do những hạn chế trong thể lệ tín dụng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường khó tiếp cận được với nguồn vốn vay của các NHTM. Những trở ngại trong việc thế chấp tài sản đảm bảo, cũng như sự phức tạp của các thủ tục và các điều kiện khác như doanh nghiệp vay vốn phải kinh doanh có lãi trong năm gần nhất, báo cáo tài chính được kiểm toán… đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng hoặc làm cho chi phí vay vốn đội lên rất cao. Nhưng trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực từ phía các cơ quan Nhà nước giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng hơn. Nghị định số 178/1999/ NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/12/1999 về “bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng” (sau này được thay thế bằng Nghị định số 163/2006/ NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/12/2006 về

chức tín dụng đối với khách hàng” đã thực sự không còn sự phân biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với doanh nghiệp quốc doanh.

Trong cơ cấu dư nợ cho vay của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, uy tín, có năng lực tài chính luôn là những đối tượng tập trung mở rộng tín dụng của Sở.

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sở giao dịch I

(đơn vị: tỷ đồng,%)

Năm 2005 Năm 2006 2006/2005 Năm 2007 2007/2006 Tổng dư nợ cho vay Trong đó: 2.788 2.776 99,6 3.101 111,7 - Dư nợ đối với DNV&N Tỷ trọng 1.461 52,4 1.685 60,7 115,3 1.916 61,8 113,7 - DN quốc doanh Tỷ trọng 1.112 76,1 1.185 70,3 106,6 1.201 62,7 101,4 - DN ngoài quốc doanh Tỷ trọng 349 23,9 500 29,7 143,3 715 37,3 143 Tổng 100 100 100

(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam 2005, 2006, 2007)

Từ bảng trên ta thấy: Dư nợ cho vay hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng Dư nợ của Sở giao dịch I, chiếm khoảng 60 % trong tổng dư nợ và đang có xu hướng tăng lên; trung bình mỗi năm tăng khoảng 13 – 15 %/năm. So với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay thì dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sở giao dịch I có tốc độ tăng trưởng đáng kể, thể hiện:

Hình 2.4: tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sở Giao dịch I

Mặt khác, có thể thấy rằng trong 03 năm qua, tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNV&N khu vực kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm.

Hình 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNV&N của Sở giao dịch I theo thành phần kinh tế

Từ năm 2005 đến năm 2007, tỷ trọng cho vay đối với DN quốc doanh giảm chỉ còn 62,7%. Lý giải cho điều này chính là sự phát triển rất nhanh về mặt số lượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực cùng với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện cho các DNV&N mở rộng sản xuất kinh doanh, tiêu thụ được sản phẩm và trả nợ ngân hàng.

Bên cạnh đó, dư nợ cho vay đối với DNV&N theo thời hạn cho vay của Sở giao dịch I trong những năm qua đang có những thay đổi rất rõ rệt:

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay đối với DNV&N theo thời hạn cho vay của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam

(đơn vị: tỷ đồng,%)

Năm 2005 Năm 2006 2006/200 5

Năm 2007 2007/2006

Dư nợ cho vay đối với DNV&N

1.461 1.685 115,3 1.916 113,7

- Cho vay ngắn hạn

1.044 1.328 127,2 1.661 125

Tỷ trọng (%) 71,4 78,8 86,7

- Cho vay trung, dài hạn

417 357 85,6 255 71,4

Tỷ trọng (%) 28,6 21,2 13,3

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Sở Giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam năm 2005, 2006, 2007)

Hình 2.6: Thay đổi tỷ trọng cho vay DNV&N của Sở Giao dịch I theo thời hạn cho vay qua các năm

Qua bảng trên ta thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay đối với DNV&N của Sở giao dịch I, trên 70% /năm. Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các DNV&N chủ yếu là để thanh toán các yếu tố đầu

vào sản xuất, bổ sung vốn lưu động tạm thời, còn hoạt động cho vay trung, dài hạn chủ yếu là để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hiện có, xây dựng, mua sắm, đổi mới trang thiết bị…

Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNV&N của Sở trong 3 năm qua có sự tăng trưởng rõ rệt, thể hiện: từ năm 2005 đến năm 2007, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng từ 71,4% lên đến 86,7%. Quy mô cho vay đối với DNV&N của Sở đều tăng qua các năm chứng tỏ rằng Sở đã quan tâm đến vai trò của các DNV&N trong nền kinh tế và nguồn vốn của Sở ngày càng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn vẫn còn khiêm tốn đã phần nào phản ánh tình trạng cho vay của Sở giao dịch cho các DNV&N trong việc cải tiến, mở rộng, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, trang thiết bị máy móc… vẫn còn hạn chế. Về mặt dài hạn, điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới khả năng cạnh tranh về chất lượng cho vay của Sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 39 - 45)