Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 29 - 39)

thương Việt Nam. Hiện nay, Sở giao dịch I có 280 cán bộ, trong đó có 16 cán bộ có trình độ trên đại học (chiếm 5,7%), 213 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 76%) và số cán bộ còn lại được đào tạo cao đẳng.

Ngày 20/10/2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam đã ban hành quyết định số 153/QĐ – HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Thực hiện dự án này, 9 phòng ban và một tổ bảo hiểm trước đây của Sở giao dịch I đã được tổ chức lại thành 12 phòng ban và một ban giám đốc gồm 01 Giám Đốc và 04 Phó Giám Đốc.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam

BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Khách hàng II Phòng Khách hàng I Phòng quản lý rủi ro Phòng kế toán – tài chính Phòng kế toán giao dịch Phòng thanh toán xuất-nhập khẩu Phòng dịch vụ thẻ Phòng thông tin điện toán Phòng tiền tệ - kho quỹ Phòng tổng hợp - tiếp thị

2.1.2.2. Các hoạt động cơ bản

a. Sản phẩm dịch vụ của Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam

Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam hoạt động như một ngân hàng đa doanh, loại hình sản phẩm dịch vụ của Sở có thể được chia thành các nhóm sau:

- Nhận tiền gửi

- Cho vay và bảo lãnh - Tài trợ thương mại - Dịch vụ thanh toán - Dịch vụ ngân quỹ

- Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử - Hoạt động đầu tư

- Dịch vụ khác

b. Tình hình huy động vốn và cho vay của Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam

Phát huy thế mạnh truyền thống, trong những năm qua công tác huy động vốn của Sở giao dịch I vẫn duy trì và phát triển. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn, nhưng Sở giao dịch I đã chủ động khai thác các hình thức huy động phong phú như: phát hành kỳ phiếu nội, ngoại tệ với nhiều kỳ hạn, các hình thức tiết kiệm, tiền gửi… từ mọi thành phần trong nền kinh tế, nên đã thu hút được số lượng đông đảo khách hàng.

Bảng 2.1: Tổng vốn huy động của Sở giao dịch I (đơn vị: tỷ đồng,%) 2005 2006 2006/200 5 2007 2007/2006 Tổng vốn huy động - VND

-Ngoại tệ (quy đổi VND) 16.071 13.709 2.362 17.448 14.953 2.495 108,6 109,1 105,6 17.266 14.644 2.622 98,96 97,9 105,1 Tăng trưởng (%) 8,57 -1,04

(Tổng vốn huy động: không bao gồm vốn tự có)

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam)

Hình 2.2: Tình hình huy động vốn của Sở Giao dịch I

Trong 2 năm 2006 và 2007, việc huy động vốn của Sở giao dịch I gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh huy động vốn giữa các NH ngày càng gay gắt

với việc mở rộng màng lưới hoạt động; Các ngân hàng liên tục gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất huy động vốn của NHCT Việt nam luôn duy trì thấp hơn. Đặc biệt là trong năm qua, các doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn tại Sở I thực hiện gửi tiền có kỳ hạn theo lãi suất đấu thầu cạnh tranh đã làm lãi suất bình quân đầu vào tăng lên nhiều so với các năm trước ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I.

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động của Sở giao dịch I

(đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2005 Năm 2006 2007

Tổng vốn huy động 16.071 17.448 17.266

Tiền gửi doanh nghiệp - Tỷ trọng (%) 10.399 64,7 9.859 56,5 12.183 70,5

Tiền gửi dân cư - Tỷ trọng (%) 3.908 24,3 3.370 19,3 3.432 19,9 Tiền gửi khác - Tỷ trọng (%) 1.764 11 4.219 24,2 1.651 9,6 (Nguồn vốn huy động không bao gồm vốn tự có)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam)

Như vậy, qua số liệu trên ta thấy:

- Thứ nhất, Sở giao dịch I huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi của doanh nghiệp. Trong 3 năm, tỷ trọng của nguồn này luôn là lớn nhất. Tuy nhiên, đây lại là một nguồn không ổn định do có kỳ hạn ngắn và doanh nghiệp có thể rút vốn bất cứ lúc nào mà không phải báo trước. Đây là một bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Sở.

lên, chiếm đến 70,5% tổng vốn huy động. Việc quá phụ thuộc vào một nguồn vốn huy động là một bất lợi trong công tác huy động vốn của Sở.

Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay. Các hình thức cho vay Sở cung cấp cho khách hàng gồm có: cho vay ngắn hạn, cho vay trung – dài hạn. Ngoài việc cho vay trực tiếp từ ngân hàng, Sở còn kết hợp với các ngân hàng khác trên địa bàn cấp tín dụng dưới dạng đồng tài trợ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Sở giao dịch I đã đơn giản hoá thủ tục cho vay nhằm tạo sự nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định.

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của Sở giao dịch I

(đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng vốn huy động 16.071 17.448 17.266

Tổng dư nợ cho vay

2.788 2.776 3.101

Tổng dư nợ cho vay /Tổng vốn huy động

17,35% 16% 18%

(Tổng vốn huy động không bao gồm vốn tự có)

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam)

Hình 2.3: Tăng trưởng dư nợ cho vay của Sở giao dịch I

Trong 03 năm qua, công tác cho vay của Sở được mở tộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty; Công ty liên doanh; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; DNV&N; Khu vực kinh tế tư nhân; Cho vay tiêu dùng… nhằm đa dạng hóa khách hàng theo hướng chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Vốn vay được hướng vào những ngành hàng, mặt hàng chiến lược có triển vọng phát triển bền vững như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm, điện lực, dầu khí, viễn thông… và các khoản vay đều phát huy tốt hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, so với năm 2005, dư nợ cuối năm 2006 giảm 12 tỷ (giảm 0,43%) là do:

- Một số Tổng công ty trả nợ ngân hàng theo kế hoạch chưa vay lại như: Tập đoàn Bưu chính viễn thông giảm dư nợ trên 100 tỷ, Công ty FPT giảm dư nợ 70 tỷ đồng.

- Nhiều doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh có hiệu quả đã tận dụng vốn tự có để kinh doanh, không vay vốn ngân hàng.

Sang năm 2007, dư nợ cho vay cuối năm của Sở đã có bước phát triển đáng kể, tăng 325 tỷ (tăng 11,7%) so với năm 2006, tăng 313 tỷ (11,2%) so với năm 2005, là do:

- Sở giao dịch I chú trọng đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh đến các DNV&N, cho vay tiêu dùng… là khách hàng có tiềm năng phát triển, tăng trưởng nhanh về số lượng và quy mô, là lực lượng năng động và hiệu quả của nền kinh tế.

- Năm 2007, Sở giao dịch I được Ngân hàng Công thương chọn làm ngân hàng đầu mối giải ngân dự án vệ tinh VINASAT của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, trong đó NHCT tham gia 86 triệu USD.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay của Sở giao dịch I

(đơn vị: tỷ đồng,%)

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng Dư nợ

Trong đó: 2.788 2.776 3.101

Phân theo loại tiền

- Dư nợ VND Tỷ trọng 1.889 67,7 1.906 68,7 1.958 63 - Dư nợ ngoại tệ Tỷ trọng 899 32,3 870 31,3 1.143 37 Tổng 100 100 100

Phân theo thành phần kinh tế

- Dư nợ cho vay TPKT Quốc doanh Tỷ trọng 2.066 74,1 2.081 74,9 2.341 75.5

- Dư nợ cho vay TPKT Ngoài Qdoanh Tỷ trọng 722 25,9 695 25,1 760 24,5 Tổng (%) 100 100 100

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam)

Từ hai bảng trên có thể thấy rằng:

- Sở giao dịch I chủ yếu cho vay bằng nội tệ, tuy nhiên thì cho vay bằng ngoại tệ vẫn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu dư nợ của Sở, và đang có xu hướng gia tăng. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh, dư nợ đối với khu vực kinh tế này trung bình gấp 3 lần dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Vốn huy động của ngân hàng chưa được sử dụng có hiệu quả tối đa. Tỷ lệ Dư nợ/ Tổng vốn huy động trong 3 năm đều không vượt quá 20%. Lý giải

Sở chiếm tỷ trọng lớn, mà đây là một nguồn không thích hợp để cho vay của ngân hàng như đã nói ở trên. Đây cũng là một vấn đề mà Sở giao dịch I cần quan tâm xem xét để có đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay.

Mặt khác trong những năm qua, hoạt động cho vay đối với nền kinh tế của Sở đang ngày càng cải thiện rõ rệt về chất, thể hiện:

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của Sở Giao dịch I – NHCT Việt Nam

(Đơn vị: tỷ đồng, %)

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ quá hạn 7,2 1,5 0

Tổng dư nợ 2.788 2.776 3.101

I. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 0,26 0,054 0

Tổng doanh số cho vay 5.193 6.960 7.380

Tổng doanh số thu nợ 4.819 6.971 7.056

II. Tỷ trọng doanh số thu nợ/ doanh số cho vay

92,8 100,16 95,6

(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam 2005, 2006, 2007)

Từ bảng trên nhận thấy, hoạt động cho vay của Sở đang ngày nâng cao về chất, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ giảm dần cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Đáng chú ý, kết thúc năm 2007, hoạt động cho vay của Sở ghi nhận là không còn nợ quá hạn. Phát huy được thế mạnh của mình, trong 3 năm 2005, 2006 và 2007, lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Sở đã đóng góp một phần không nhỏ trong lợi nhuận hợp nhất của toàn bộ hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam.

Bảng 2.6: Tỷ trọng lợi nhuận của Sở giao dịch I trong toàn bộ hệ thống NHCT Việt Nam.

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận của Sở

giao dịch I 347.500 343.055 331.500

Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống NHCT VN

423.093 599.639

Tỷ trọng (%) 82 57

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam và báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007 – Ngân hàng công thương Việt Nam)

2.2. Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w