Bảng cân đối kế toán của công ty.
Như vậy trong bảng cân đối kế toán của công ty khoản góp vốn thành lập công ty con và các khoản tạm ứng kinh phí cho các công ty thành viên sẽ được phản ảnh ở phần A “Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn” trong mục III “Các khoản phải
thu”. Trong đó chia thành:
1. Phải thu của khách hàng. 2. Trả trước cho người bán. 3. Thuế GTGT được khấu trừ.
4. Phải thu nội bộ.
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc (Nguồn vốn thành lập công ty con). - Phải thu nội bộ khác (Khoản tạm ứng kinh phí cho các công ty thành viên). 5. Các khoản phải thu khác.
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Đối với các khoản đầu tư mua cổ phần vào các công ty con hay khoản góp vốn liên doanh cũng như khác khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng như đất hay nhà xưởng đã hoàn thành để cho thuê sẽ được phản ánh vào phần B “Tài sản cố định và đầu tư dài hạn” trong mục II” Các khoản đầu tư tài chính dài hạn” chi tiết:
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn (Các khoản đầu tư cổ phiếu vào các công ty con hay các công ty liên kết).
2. Góp vốn liên doanh.
3. Đầu tư dài hạn khác (Khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng như đất, nhà xưởng đã hoàn thành để cho khách hàng thuê lại).
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Đối với các khoản tiền thu được từ hoạt động đầu tư (nhận lãi cổ tức, lãi liên doanh hay lợi nhuận từ các công ty con chuyển về) kế toán sẽ phản ánh trên phần 4 “Doanh thu hoạt động tài chính” kể cả phần lãi tiền gởi ngân hàng phát sinh trong kỳ. Sau đó các khoản cổ tức hoặc lợi nhuận được chia sẽ được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Đối với các khoản phải thu phải trả nội bộ với các đơn vị thành viên kế toán sẽ phản ánh vào phần I “Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động SXKD” trong mục 3 “ Tiền thu từ các khoản khác” và mục 7 “ Tiền đã trả cho các khoản nợ khác”. Đối
với các khoản đầu tư vào các đơn vị khác (mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn liên doanh) sẽ được hạch toán vào phần II “ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư” trong mục 1, 2 và 4.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các khoản đầu tư tài chính được công ty trình bày chi tiết trong phần báo cáo thuyết minh ở mục “3.5 Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác” .
(Chi tiết hệ thống Báo cáo tài chính được trình bày trong phụ lục 1).
2.2.3. Những khó khăn, vướng mắc của Công ty khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Khó khăn lớn nhất của công ty trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất là việc xác định phạm vi hợp nhất báo cáo tài chính của công ty và các công ty thành viên. Mặc dù hiện tại chuẩn mực kế toán số 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” đã ban hành kèm theo thông tư số 23/2005/TT-BTC nhằm hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này. Nhưng do đây là một vấn đề còn tương đối mới, đồng thời công ty cũng chưa hề lập báo cáo tài chính hợp nhất nên gặp khó khăn trong việc xác định phạm vi hợp nhất của báo cáo tài chính cũng như xác định các số dư trên các khoản đầu tư từ những năm trước để tiến hành các bút toán điều chỉnh theo quy định.
Một khó khăn khác mà Công ty đang gặp phải là vấn đề cán bộ kế toán, hầu hết các nhân viên kế toán của Công ty và các đơn vị thành viên chưa hề được đào tạo các kỹ thuật cũng như phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất và do đó chưa có kinh nghiệm trong vấn đề lập báo cáo tài chính hợp nhất. Chính vì vậy mà hiện nay công ty chỉ có các bộ phận kế toán phần hành mà chưa có bộ phận chuyên về việc lập báo cáo tài chính hợp nhất. Trong khi đó tại các tổng công ty, các tập
đoàn lớn, nơi có yêu cầu lập báo cáo tài chính hợp nhất thì bộ phận này lại chiếm một vị trí quan trọng và đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn về kế toán đặc biệt là kế toán hợp nhất.
Như đã nêu ở trên, hiện nay do các giao dịch nội bộ của Công ty và các đơn vị thành viên diễn ra tương đối nhiều, đồng thời việc hạch toán các nghiệp vụ này tại Công ty và từng đơn vị thành viên chưa thống nhất, do vậy việc thực hiện các bút toán điều chỉnh và loại trừ sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt các số liệu cũ từ các năm trước chuyển sang để đưa vào báo cáo hợp nhất chưa hề có vì từ trước đến giờ Công ty không theo dõi những khoản mục này trên một sổ sách riêng.
Ngoài ra mặc dù Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ công tác kế toán nhưng mới chỉ dừng lại ở việc lập báo tài chính thông thường mà chưa phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất chính vì vậy sẽ phải mất thời gian và kinh phí để chuyển đổi nhằm đáp ứng yêu cầu của việc lập báo cáo hợp nhất và trong thời gian đầu cung cấp thông tin sẽ gặp khó khăn.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CHO CÔNG TY CP KCN TÂN TẠO
3.1. Cơ sở pháp lý và phạm vi lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty. 3.1.1. Cơ sở pháp lý của việc lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Hiện nay, theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp, quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Tài Chính về việc ban hanh 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 03 trong đó chuẩn mực kế toán số 25 “ Báo cáo tài
chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” trong đó mục đích của
chuẩn mục này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp lập và trình bầy báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của công ty mẹ và kế toán khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Ngoài ra trong đợt này cũng ban hành chuẩn mực số 07
“ Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết” và chuẩn mực số 08 “ Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh” có quy định về các hạch toán
đối với những khoản đầu tư góp vốn vào công ty liên kết và công ty liên doanh khi lập và trình bầy báo cáo tài chính hợp nhất cũng như báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Đến ngày 30/03/2005, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 23/2005/TT-BTC để hướng dẫn chi tiết thực hiện 06 chuẩn mực kế toán đã ban hành theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 nói trên.
Như vậy cho đến nay cơ sở pháp lý của việc lập và trình bầy báo cáo tài chính hợp nhất đã tương đối đầy đủ và rõ ràng. Nội dung của chuẩn mực này về cơ bản
dựa trên những nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời cũng có những chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình và điều kiện hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên vì mới chỉ được chính thức ban hành trong thời gian ngắn nên chắc chắn việc áp dụng vào thực tế sẽ còn nhiều vấn đề nảy sinh, nhưng bước đầu nó đã tạo được một cở sở pháp lý giúp cho các doanh nghiệp có những định hướng nhất định khi tiến hành lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo yêu cầu của chuẩn mực và theo yêu cầu thực tế của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập như hiện nay.
Ngoài ra để việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất được cụ thể hoá thì công ty cần có một quy chế quy định cụ thể việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất như quy định trách nhiệm của các đơn vị thành viên trong việc cung cấp các mẫu cáo báo cáo cần thiết cũng như thời hạn để phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính này hay quy định cách thức hạch toán, kỳ hạch toán hay hệ thống tài khoản ...nhằm đảm báo tính thống nhất.
3.1.2. Phạm vi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 27 thì phạm vi áp dụng được quy định ở đoạn 23.2 “ áp dụng cho một công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn, chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. Sự kiểm soát được định ra, đó là quyền điều chỉnh các chính sách tài chính và các chính sách hoạt động của một công ty đạt được lợi ích từ hoạt động của công ty đó” (Chuẩn mục kế toán quốc tế – NXB Chính trị quốc gia).
Còn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 thì phạm vi áp dụng cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất được quy định tại đoạn 08 đến đoạn 11. Trong đó cũng quy định tất cả các công ty trong trong cùng tập đoàn chịu sự kiểm soát của công ty mẹ ngoại trừ các công ty quy định trong đoạn 10 của chuẩn mực này. Như vậy phạm vi lập báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty CP KCN Tân Tạo bao gồm:
- Báo cáo tài chính của Công ty Tân Tạo (Công ty mẹ). - Báo cáo tài chính của Công ty CP xây dựng Sài Gòn (SCC). - Báo cáo tài chính của Công ty CP thiết kế Phương Nam (SEI).
- Báo cáo tài chính của Công ty TNHH khai thác dịch vụ kinh doanh văn phòng & nhà xưởng Tân Tạo (TASERCO).
Ngoài ra đối với công ty liên doanh giao nhận kho vận Tân Tạo (ITATRANS) do được Công ty và Công ty CP xây dựng Sài Gòn (Công ty con) cùng góp vốn thành lập theo hình thức đồng kiểm soát cho nên xét cho cùng nó cũng thuộc quyền kiểm soát của Công ty Tân Tạo. Do vậy báo cáo tài chính của Công ty liên doanh giao nhận kho vận Tân Tạo cũng nằm trong phạm vi hợp nhất.
Còn đối với khoản đầu tư vào Trường đại học dân lập Hùng Vương và Ngân hàng thương mại CP Việt Á vì được coi là nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nên sẽ được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của chuẩn mực số 07 “ Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”.
3.1.3. Các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Việc tiến hành hợp nhất Báo cáo tài chính của Công ty Tân Tạo và các công ty thành viên sẽ đảm bảo tính trung thực hợp lý về tình hình tài chính của công ty và các đơn vị thành viên, từ đó nâng cao hiệu quả của các quyết định kinh tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế trong điều kiện hiện nay. Thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty sẽ nhằm cung cấp cho:
+ Những người bên trong doanh nghiệp: HĐQT, các cấp quản lý có những yêu cầu về thông tin tài chính tổng quát của toàn công ty để đưa ra quyết định chính xác và có định hướng phát triển cho Công ty trong tương lại.
+ Những người bên ngoài doanh nghịêp: Hiện nay đối tượng này chủ yếu là các ngân hàng thương mại vì như đã nói trên nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của công ty và cả các đơn vị thành viên là rất lớn. Do đó để nắm chính xác khả năng tài chính của công ty và các đơn vị thành viên nhất thiết phải căn cứ vào các thông tin hữu ích trên báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu chỉ dựa vào Báo cáo tài chính riêng của từng đơn vị như trước đây thì sẽ gặp khó khăn trong việc thẩm định và đưa ra quyết định chính xác.
+ Ngoài ra trong tương lai với xu thế hội nhập, những thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất này còn có thể cung cấp cho các đối tác đầu tư khác trong và ngoài nước khi Công ty muốn mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động để có thể trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ mà còn nhiều lĩnh vực khác. Vì hiện nay Công ty đang đầu tư vào lĩnh vực Ngân hàng và lĩnh vực giáo dục, thông qua việc trở thành những nhà đầu tư có ảnh hướng đáng kể tại Ngân hàng thương mại CP Việt Á và Trường đại học dân lập Hùng Vương. Khi đó Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty sẽ còn phải cung cấp cho các cơ quan quản lý cấp trên khi có yêu cầu.
3.2. Trình tự, nội dung và phương pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất. 3.2.1. Nguyên tắc, trình tự lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
3.2.1.1. Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Công ty Tân Tạo và chuẩn mực kế toán số 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” thì có thể rút ra nguyên tắc lập Báo cáo tài chính hợp nhất trong toàn Công ty Tân Tạo như sau:
- Báo cáo tài chính hợp nhất được lập cho cả năm căn cứ vào các Báo cáo tài chính của Công ty Tân Tạo và các đơn vị thành viên .
- Đối với các khoản mục của Bảng cân đối kế toán không phải điều chỉnh thì được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
- Điều chỉnh và loại trừ các chỉ tiêu sau đây khi tiến hành lập Báo cáo tài chính hợp nhất:
+ Loại trừ công nợ nội bộ (Các khoản phải thu phải trả nội bộ, các khoản phải thu phải trả phát sinh giữa các công ty trong với nhau và khoản vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc).
+ Loại trừ các khoản đầu tư của Công ty Tân Tạo vào các Công ty con (Khoản đầu tư chứng khoán vào các công ty con trên Bảng cân đối riêng của Công ty Tân Tạo và khoản vốn kinh doanh của chủ sở hữu ở các công ty thành viên).
+ Loại trừ các khoản lãi lỗ chưa thật sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa Công ty Tân Tạo và các công ty thành viên cũng như giữa các công ty thành viên với nhau.
+ Loại trừ các khoản doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi lỗ nội bộ phát sinh khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
+ Điều chỉnh phần lợi ích của cổ đông tiểu số trong phần tài sản thuần và trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty thành viên.
- Các công ty liên kết được hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu và tuân theo chuẩn mực số 07” Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”.
3.2.1.2. Trình tự lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
Với phạm vi hợp nhất đã được xác định như trên (Bao gồm cả Trường Đại học dân lập Hùng Vương và Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á), để thuận tiện cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất nên tiến hành theo trình tự sau đây:
Phương pháp vốn chủ sở hữu Công ty Tân Tạo BCTC hợp nhất toàn Công ty Ngân hàng Việt Á Trường ĐH Hùng Công ty SCC Công ty SEI Công ty Taserco Công ty Itatrans BCTC của Công ty Tân Tạo BCTC của các Công ty thành viên BCTC của các Công ty liên kết
3.2.2. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
3.2.2.1. Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của Công ty và các công ty thành viên kể cả hai công ty liên kết tiến hành như sau:
Bước 1: Loại trừ các khoản công nợ nội bộ giữa các đơn vị thành viên với