Công ty CP KCN Tân Tạo có cơ cấu tổ chức như sau:
BAN Quản lý Khu dân cư HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM TRA
TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ II PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ I BAN Tài chính Kế toán Bộ Phận QM BAN Kinh doanh Tiếp thị BAN Kỹ thuật Xây dựng BAN R & D BAN Hành chính Nhân sự TỔ Đền bù Giải toả Công ty CP Xây dựng Sài Gòn (SCC) Công ty Khai t h a ù Công ty CP Thiết kế Phương Nam (SEC) Công ty LD Kho vận Tân Tạo (Itatrans)
Bộ máy tổ chức của Công ty gồm: HĐQT, Ban kiểm tra, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và bộ máy giúp việc gồm 08 phòng ban chuyên môn cùng các đơn vị trực thuộc:
9 Hội đồng quản trị: là cấp quản lý cao nhất của Công ty gồm 4 thành
viên do các bên tham gia góp vốn chỉ định, bao gồm có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 2 ủy viên.
9 Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt các thành viên để kiểm soát mọi
hoạt động tài chính và kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát gồm 2 người do Hội đồng quản trị bầu ra.
9 Tổng Giám đốc: là người có quyền quyết định cao nhất về quản lý và
điều hành của Công ty và là người đại diện tư cách pháp nhân của Công ty. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bầu ra.
Các đơn vị trực thuộc Công ty bao gồm:
9 Công ty cổ phần xây dựng Sài Gòn (SCC) là đơn vị chuyên thực hiện xây dựng các công trình văn phòng nhà xưởng trong khu công nghiệp. Trong đó 80% vốn chủ sở hữu là do Công ty đầu tư.
9 Công ty TNHH khai thác dịch vụ Tân Tạo (Taserco) là công ty TNHH một thành viên do Công ty đầu tư 100% vốn. Công ty Taserco chuyên cung cấp các dịch vụ tiện ích trong khu công nghiệp như các dịch vụ cung cấp thiết bị văn phòng, suất ăn công nghiệp, tư vấn đầu tư, vệ sinh công cộng và đặc biệt là dịch vụ cho thuê văn phòng và nhà xưởng.
9 Công ty cổ phần thiết kế Phương Nam (SEI) là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát các công trình xây dựng trong và ngoài khu công nghiệp với 90% vốn chủ sở hữu là do Công ty góp.
9 Công ty liên doanh giao nhận kho vận Tân Tạo (Itatrans) chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê kho ngoại quan cũng như các dịch vụ giao nhận hàng hoá trong và ngoài khu công nhiệp. Đây là công ty liên doanh giữa Công ty và công ty cổ phần xây dựng Sài Gòn.
Như vậy, với mô hình tổ chức trên Công ty đã chủ động toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong khu công nghiệp từ khâu xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết kế, giám sát đến khâu thi công xây dựng cũng như cung cấp các dịch vụ tiện ích trong khu công nghiệp. Điều này sẽ giúp công ty đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ các nhu cầu của nhà đầu tư để rút ngắn thời gian và tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho khách hàng.
9 Ngoài ra công ty còn đầu tư 30% cổ phần vào Trường đại học dân lập Hùng Vương, 25% cổ phần vào Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á và được coi là những cổ đông lớn có ảnh hưởng đáng kể.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm của công tác kế toán tại Công ty.
2.1.3.1. Bộ máy kế toán: Giám đốc tài chính (Kế Giám đốc tài chính (Kế toán trưởng) Kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toán Kế toán Phòng kế toán Công ty SCC Phòng kế toán Công ty SEC Phòng kế toán Công ty Taserco Phòng kế toán Công ty Itatrans Kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm Ban Tài chính Kế toán Công ty và Phòng Tài chính Kế toán các đơn vị trực thuộc.
Ban Tài chính Kế toán Công ty gồm: 01 Giám đốc tài chính, 01 kế toán tổng hợp và các kế toán viên phụ trách các phần hành khác như kế toán thanh toán, kế toán công nợ, kế toán XDCB, kế toán doanh thu, kế toán chi phí.
Tại các đơn vị trực thuộc đều tổ chức Phòng Tài chính kế toán để thực hiện công tác tài chính kế toán trong phạm vi đơn vị mình theo quy định chung về chế độ báo cáo tài chính cũng như theo yêu cầu quản lý của Công ty, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp báo cáo về Công ty.
2.3.1.2.Đặc điểm công tác kế toán.
a./ Nguyên tắc kế toán.
- Công ty cổ phần KCN Tân Tạo áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ-TCKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Tổ chức công tác kế toán: vừa tập trung vừa phân tán. - Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Hình thức kế toán áp dụng: nhật ký chứng từ, công tác kế toán được thực hiện toàn bộ trên phần mền kế toán KTSYS.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. b./ Kế toán hàng tồn kho.
- Tại Công ty do là đơn vị kinh doanh cơ sở hạ tầng nên hàng tồn kho chỉ bao gồm công cụ, dụng cụ và được nhập kho theo giá thực tế, xuất kho theo giá bình quân gia quyền một lần cuối tháng, không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Tại các đơn vị trực thuộc: Hàng tồn kho bao gồm các vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ thi công công các công trình XDCB, được nhập kho theo giá thực tế, xuất kho theo giá đích danh.
c./ Kế toán tài sản cố định và khấu hao.
Tài sản cố định được trình bày trên báo cáo tài chính bằng nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế. Đối với các công trình XDCB hoàn thành bàn giao nhưng chưa có quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt được hạch toán tạm tăng tài sản cố định theo giá dự toán hoặc giá trị quyết toán. Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên khung thời gian qui định tại Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính.
d./ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang bao gồm các chi phí về đầu tư xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng KCN như san lấp mặt bằng, đền bù giải toả, xây dựng đường xá cầu cống …và các chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định theo kế hoạch được duyệt nhưng chưa hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng bao gồm các chi phí về đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí sửa chữa lớn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng quyết toán công trình chưa được phê duyệt.
Tài khoản 2412 được mở chi tiết cho từng công trình xây dựng cơ bản. Sau khi công trình hoàn thành sẽ hạch toán vào các tài khoản có liên quan như 228 nếu là giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng để hình thành đất cho thuê, nhà xưởng hoàn thành để cho khách hàng thuê mua lại hoặc 211 nếu là các công trình nhà xưởng xây dựng để cho thuê hoạt động. Riêng đối với chi phí đầu tư đất cho thuê thì công ty sẽ căn cư vào giá trị thực tế và diện tích đất hoàn thành để tính ra giá thành thực tế của 1
m2 đất từ đó phân bổ vào giá vốn hay giá trị công trình tương ướng với số m2 đất đã cho thuê trong kỳ hoặc đã dùng xây dựng nhà xưởng.
e./ Kế toán các khoản đầu tư tài chính.
Các khoản đầu tư tài chính của Công ty bao gồm các khoản đầu tư cổ phiếu, các khoản góp vốn vào các công ty con hay các công ty liên kết, các khoản góp vốn liên doanh hay các khoản góp vốn thành lập công ty con. Ngoài ra đối với phần giá trị đất trong khu công nghiệp đã được đầu tư cơ sở hạ tầng và các nhà xưởng đã xây dựng theo tiêu chuẩn để cho thuê mua lại trong thời hạn 10 năm cũng được coi là khoản đầu tư tài chính. Các khoản đầu tư này được hạnh toán theo nguyên tắc giá gốc và được mở sổ chi tiết để theo dõi cho từng khoản đầu tư cũng như từng đối tượng đầu tư.
Đối với khoản đầu tư cổ phần vào công ty con hay công ty liên kết được phản ánh vào tài khoản 221 – đầu tư chứng khoán dài hạn. Còn khoản góp vốn liên donh sẽ được ghi nhận vào tài khoản 222 – góp vốn liên doanh. Khoản vốn góp thành lập công ty con được ghi nhận vào tài khoản 1361 – nguồn vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc. Còn lại sẽ được hạch toán trên tài khoản 228 – đầu tư dài hạn khác. f./ Ghi nhận doanh thu.
Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở hóa đơn phát hành dựa trên khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Doanh thu một số hoạt động được ghi nhận cụ thể như sau:
+ Doanh thu cho thuê lại đất: được ghi nhận theo số tiền thực tế khách hàng nộp hàng kỳ theo hợp đồng cho thuê lại đất.
+ Doanh thu cho thuê mua nhà xưởng: ghi nhận theo số tiền thực tế khách hàng thanh toán và theo hóa đơn phát hành.
+ Doanh thu về điện, nước: ghi nhận theo ngày ghi chỉ số đồng hồ điện, nước. + Doanh thu xây lắp: được ghi nhận khi công trình hoàn thành bàn giao, lập biên bản nghiệm thu khối lượng và quyết toán giá trị.
+ Doanh thu hoạt động tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát: được ghi nhận khi công trình hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng.
+ Doanh thu hoạt động cho thuê kho bãi, vận chuyển hàng hoá: được ghi nhận theo khối lượng thực tế phát sinh và theo hoá đơn tài chính phát hành.
+ Các doanh thu khác như hoạt động kinh doanh ăn uống, hoạt động cung cấp thiết bị văn phòng, tư vấn đầu tư…, được ghi nhận khi phát hành hóa đơn.
g./ Nguồn vốn đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư tại Công ty bao gồm:
+ Vốn khấu hao được lấy từ nguốn vốn khấu hao tài sản cố định hàng năm của đơn vị.
+ Vốn vay chủ yếu từ các Ngân hàng trong khu công nghiệp, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn ngoài nguồn vốn chủ sở hữu do các cổ đông thành lập đóng góp và nguồn lợi nhuận hàng năm.
+ Quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác, được trích từ lợi nhuận kinh doanh hàng năm của đơn vị.
Tất cả được phản ánh trên những tài khoản theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
h./ Báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và các quy định của chế độ báo cáo tài chính Việt Nam. Báo cáo tài chính được lập
hàng quý và cuối năm gồm các báo cáo tài chính của Công ty và báo cáo tài chính tại các đơn vị trực thuộc.
2.2. Chế độ báo cáo tài chính tại Công ty CP KCN Tân Tạo. 2.2.1. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính. 2.2.1. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính.
- Báo cáo tài chính được lập hàng quý và năm, tại Công ty và các đơn vị trực thuộc thực hiện việc lập các báo cáo theo mẫu biểu theo qui định của Nhà nước bao gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN), Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp (Mẫu B03-DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B04-DN).
- Ngoài những mẫu biểu quy định chung, mỗi đơn vị còn có thể lập thêm các báo cáo riêng phục vụ cho nhu cầu quản lý của mình.
- Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo qui định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các đơn vị trong Công ty.
Tất cả các đơn vị thuộc Công ty phải lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định gồm: Cục thuế TP.HCM, Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM, Cục thống kê TP.HCM, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Ngoài ra báo cáo tài chính của Công ty và các đơn vị thành viên còn phải gởi cho ngân hàng hoặc nhà đầu tư sau khi đã được kiểm toán. Như vậy tại các đơn vị thành viên, khi báo cáo tài chính được gởi cho các cơ quan chức năng nói trên còn phải gởi về Công ty một bộ để chuyển cho các Ngân hàng hoặc các nhà đầu tư cùng với báo cáo tài chính của Công ty.
2.2.2. Yêu cầu và thực trạng lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty.
2.2.2.1. Yêu cầu.
Vì là một Công ty kinh doanh đầu tư cơ sở hạ tầng KCN nên nguồn vốn lưu động cần cho hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn. Do đó Công ty thường xuyên có quan hệ tín dụng với các Ngân hàng cũng như các nhà đầu tư khác cho nên việc có một báo cáo tài chính tổng quát phản ảnh được toàn bộ tài sản của Công ty là rất cần thiết, nhằm giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng khả năng tài chính từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn chưa tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất trong tập đoàn. Vì vậy tình hình tài chính của Công ty và các đơn vị thành viên chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh riêng lẻ trên từng báo cáo tài chính, điều này không thể phản ảnh chính xác tình hình tài chính của toàn bộ Công ty và gây khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Mặt khác việc có được một báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh tổng quát tình hình tài sản của toàn bộ công ty có thể giúp cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho những quyết định tài chính dài hạn của Hội động quản trị và Ban giám đốc công ty. Thay vì phải tổng quát tình hình của từng đơn vị trong tập đoàn, điều này sẽ rất khó khăn và có thể không chính xác.
Do vậy việc phải tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất cho công ty là rất quan trọng và cần thiết cho cả những đối tượng bên trong và bên ngoài trước tình hình phát triển và hội nhập kinh tế như hiện nay.
2.2.2.2. Thực trạng lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty.
Như đã nêu ở trên, vì chưa thực hiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất nên các giao dịch nội bộ phát sinh giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc chỉ đơn thuần
ghi nhận trên các tài khoản 136 hay 336. Các khoản đầu tư tài chính như mua cổ phần, cổ phiếu góp vốn vào các công ty con được thực hiện theo giá gốc trên các tài khoản 221, 222.
2.2.2.2.1. Mối quan hệ giữa Công ty với các đơn vị thành viên về mặt hoạt động và tài chính. tài chính.
Được thể hiện qua sơ đồ sau:
c e e c d e b d c b a,b e a,b
Công ty Tân Công ty Taserco
Công ty Itatrans
Công ty SEI Công ty SCC
a. Hoạt động kinh doanh cho thuê đất đã có cơ sở hạ tầng trong KCN. b. Hoạt động cung cấp điện, nước sinh hoạt và sản xuất trong KCN. c. Hoạt động thi công xây dựng (Cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, văn phòng). d. Hoạt động tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát.
e. Hoạt động kinh doanh các dịch vụ tiện ích văn phòng (Thiết bị văn phòng, kinh doanh ăn uống, vệ sinh, chăm sóc bảo sưỡng cây xanh…).
Với khả năng cung cấp các dịch vụ kép kín trong nội bộ giữa công ty với các đơn vị thành viên đã đãm bảo được tính chủ động và hiệu qủa của quá trình kinh doanh không chỉ đối với công ty mà còn cả các đơn vị thành viên. Ngoài ra giữa