Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổ

Một phần của tài liệu 54 Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian đến (Trang 63 - 65)

- 1.1.3 Các hình thức thu hút vốn ĐTNN trên TTCK

3.2.3. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổ

thành công ty cổ phần và niêm yết trên TTCK

Từ đầu năm 2004, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đã được triển khai thí điểm theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/04/2003 của Chính phủ. Tính đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chuyển đổi cho 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Sau khi chuyển đổi, các doanh ngiệp

FDI đều có sự phát triển ổn định. Đặc biệt, đã có 4 doanh nghiệp được niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM, gồm có: Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Taya (TYA), Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih (CYC), Công ty Cổ phần Full Power (FPC), Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế Interfoods (IFS) và 1 doanh nghiệp được đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang. Hầu hết các doanh nghiệp FDI chuyển đối đều có quy mô khá, tình hình kinh doanh tốt và nhiều tiềm năng tăng trưởng. Sự tham gia của các doanh nghiệp này vào TTCK đã góp phần làm tăng tính sôi động của thị trường và tạo niềm tin cho công chúng đầu tư, đặc biệt là các NĐTNN về quyết tâm mở cửa của nhà nước Việt Nam. Chính vì vậy, việc tiếp tục triển khai chuyển đổi cho các doanh nghiệp FDI là hết sức cần thiết trong thời gian tới để thu hút sự tham gia của các NĐTNN.

Sau khi Luật Đầu tư bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, Nghị định 38/2003/NĐ-CP đã không còn hiệu lực thi hành. Cho đến nay, văn bản mới hướng dẫn việc chuyển đổi doanh nghiệp FDI thành công ty cổ phần vẫn chưa được ban hành, trong khi hàng hóa trên TTCK vẫn còn khá ít ỏi. Đây là một vấn đề khá bức xúc đối với nhiều doanh nghiệp FDI có nhu cầu chuyển đổi, niêm yết và huy động vốn trên TTCK cũng như đối với các nhà đầu tư trên thị trường. Để giải quyết được vấn đề này, trước hết các cơ quan chức năng cần đánh giá lại kết quả chuyển đổi của 12 doanh nghiệp FDI trong 2 năm vừa qua để có sự điều chỉnh phù hợp trong các quy định. Văn bản mới cần quy định cụ thể thời gian xét duyệt hồ sơ đăng ký chuyển đổi và thời gian cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh, tránh trường hợp các cơ quan thẩm định hồ sơ kéo dài thời gian xét duyệt. Kết quả thí điểm chuyển đổi một số doanh nghiệp FDI vừa qua cho thấy, thời gian thực hiện chuyển đổi, phát hành và niêm yết của các doanh nghiệp này kéo dài rất lâu, chủ yếu do những kéo dài trong việc xét duyệt phương án chuyển đổi, báo cáo kết quả chuyển đổi và xét duyệt hồ sơ niêm yết. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Taya bắt đầu xây dựng phương án chuyển đổi từ cuối năm 2003, nộp phương án vào tháng 4 năm 2004 nhưng đến tháng 10 năm 2004, phương án chuyển đổi của Công ty mới được Bộ Kế

hoạch và Đầu tư chấp thuận. Sau đó, Công ty tiến hành chào bán cổ phiếu và đến tháng 10 năm 2005, Công ty mới được cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh.

Mặt khác, việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp FDI chuyển đổi cũng nên quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán nhằm đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất cao của hệ thống văn bản pháp luật. Để khuyến khích các doanh nghiệp FDI phát hành cổ phiếu và sau đó là niêm yết, cần cho phép các công ty thực hiện bảo lãnh phát hành đối với cổ phiếu do doanh nghiệp FDI phát hành lần đầu.

Một phần của tài liệu 54 Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian đến (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)