Những mặt trái

Một phần của tài liệu 44 Phân tích năng lực phục vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của tự do hóa tài chính (Trang 29 - 31)

Tiềm năng lợi ích của tự do hố dịch vụ tài chính là rất lớn, tuy nhiên tự do hố tài chính cũng cĩ những mặt trái nhất thiết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng,

đặc biệt trong điều kiện ngành tài chính - ngân hàng cịn bộc lộ nhiều yếu kém như ở Việt Nam. Những hạn chế của tự do hố dịch vụ tài chính thơng thường được nhìn nhận trên hai giác độ:

Thứ nhất: Tự do hố tài chính cĩ thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảng tài chính nếu tiến trình tự do hố được thực hiện một cách nơn nĩng, sai trình tự hoặc thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mơ ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.

Mở cửa thị trường tài chính và khủng hoảng tài chính ngân hàng đã từng là nỗi ám ảnh tưởng như cĩ mối quan hệ nhân quả đối với các nước thi hành chính sách này trong khoảng thời gian trước đây. Một nghiên cứu phân tích về các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới đã cho thấy 18 trong 25 trường hợp được nghiên cứu, khủng hoảng tài chính đã diễn ra theo sau việc tự do hố tài chính khoảng 5 năm. Do vậy, nhiều người cho rằng khủng hoảng ngân hàng là sự kiện kéo theo của cải cách hệ thống tài chính theo hướng mở cửa. Thậm chí, nhiều chính phủ cho rằng đĩ là cái giá phải trả của tự do hố tài chính. Trớ trêu thay, nhận định này dường như được minh chứng bởi các cuộc khủng hoảng ngân hàng

diễn ra ở Argentina, Brazil, Chile trong những năm 70, khủng hoảng tiền tệ ở

Mexico năm 1994 - 1995 và Thailand năm 1997. Những cuộc khủng hoảng như

vậy đã làm cho chính phủ của các nước Đơng Nam Á tỏ ra thận trọng khi cân nhắc vấn đề cải cách, mở cửa và tự do hố tài khoản vốn.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, việc mở cửa thị trường tài chính, bản thân nĩ thực chất khơng phải là nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng tài chính - ngân hàng. Việc cải cách hệ thống tài chính và tự do hố cĩ chăng chỉ lật tẩy và làm trầm trọng thêm những yếu kém trong thể chế và các chính sách tài chính vĩ

mơ vốn dĩđã tiềm ẩn, và do đĩ làm tăng thêm rủi ro của việc dẫn đến khủng hoảng tài chính. Những cải cách tài chính theo hướng mở cửa đã diễn ra ở những nước này thực chất khơng gây cản trở hoặc làm phương hại đến lợi ích thực thụ, mà chỉ

gĩp phần phơi bày những điểm yếu của hệ thống tài chính nội địa trước những

điều kiện của hệ thống tài chính quốc tế mà thơi.

Năm 1995, hai nhà nghiên cứu Kamisky và Reinhart và một số nhà nghiên cứu khác đã xác định một loạt các nhân tố đằng sau những vụ đổ vỡ ngân hàng trên thế giới. Những nhân tố này gồm: sự khơng ổn định cĩ tính vĩ mơ như sự thất thường của hoạt động thương mại; tính áp đặt trong chính sách tỷ giá và lãi suất; sự bùng nổ của hoạt động cho vay; sự sụt giá tài sản, sự du nhập vốn một cách ồ ạt; sự chuẩn bị chưa kỹ lưỡng để sẵn sàng tiến hành mở cửa, và sự khơng tuân thủ

tính logic và trình tự của những cải cách tài chính.

Nĩi cách khác, nguyên nhân chính của các cuộc khủng hoảng tài chính lại chính là những yếu kém tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng, sự thiếu lành mạnh của hệ thống chính sách quản lý vĩ mơ, sự thiếu vắng của một chế độ giám sát, kiểm tra cĩ hiệu quả và sự sai lệch trong đường lối cải cách, chứ khơng phải xuất phát từ

bản thân quá trình tự do hố tài chính..

Thứ hai: tài chính thường được coi là cơng cụ quản lý chiến lược và là lĩnh vực đặc biệt cần được nắm giữ bởi Nhà nước để tập trung thực hiện những mục

đích quan trọng của một quốc gia. Việc mở cửa thị trường tài chính cĩ thể cĩ nguy cơ làm xao nhãng hoặc thiếu tập trung trong việc điều hành để thực hiện những mục tiêu đĩ vì các tổ chức, doanh nghiệp nước ngồi sẽ khơng quan tâm đến một mục đích nào khác hơn là mục đích lợi nhuận. Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống

tài chính nội địa cĩ khả năng cạnh tranh kém, nền tài chính cĩ nguy cơ bị thống trị

bởi các tổ chức, doanh nghiệp tài chính nước ngồi thì quyền lực kiểm sốt, khống chế và điều khiển thị trường tài chính của Nhà nước sẽ dần bị thu hẹp lại, và do đĩ cĩ thể phương hại đến mục tiêu chiến lược của quốc gia. Hơn nữa, việc mở cửa thị

trường tài chính nếu khơng được chuẩn bị kỹ lưỡng cĩ thể sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh như lừa đảo, phá sản, đổ vỡ... gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo lập luận của nhiều nhà nghiên cứu, sự thâm nhập của các tổ

chức tài chính nước ngồi cĩ thể đưa đến những lợi ích đáng kể (nhưđã đề cập ở

trên). Hơn nữa, những mặt trái của việc mở cửa thị trường tài chính cĩ thể được khống chế hoặc hạn chếở mức thấp nhất nếu năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính nội địa được cải thiện đáng kể trước khi tiến hành mở cửa. Khả năng đĩ là hiện thực nếu nĩ được trợ giúp bởi một chếđộ giám sát kiểm tra thận trọng cĩ hiệu quả và một trình tự mở cửa hợp lý. Nĩi cách khác, việc cĩ tận dụng được những lợi ích tiềm năng đĩ với một chi phí thấp nhất hay khơng, hồn tồn phụ thuộc vào

đường lối cải tổ của chính sách các nước theo đuổi chính sách mở cửa đĩ.

Trên thực tế, cĩ rất ít những bằng chứng chứng minh rằng sự cĩ mặt của tổ

chức tài chính nước ngồi làm phương hại và phá huỷ sự an tồn của hệ thống tài chính của một nước. "Sự cĩ mặt của các tổ chức tài chính nước ngồi thực chất lại làm tăng thêm sự đa năng của hệ thống tài chính, và do đĩ làm tăng thêm tính ổn

định cần cĩ. Hơn nữa, sự hiệu quả của chính sách tài chính tiền tệ phụ thuộc phần lớn vào chính sách tỷ giá và chính sách di chuyển vốn của nước chủ nhà chứ

khơng phụ thuộc vào sự cĩ mặt hay khơng của các tổ chức tài chính nước ngồi" (Dobson & Jacquet, 1998).

Một phần của tài liệu 44 Phân tích năng lực phục vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của tự do hóa tài chính (Trang 29 - 31)