NGUYÊN TẮC VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HI ỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống - Sở Xây dựng Hà Nội (Trang 51 - 55)

1. Bo toàn và phát trin vn - nguyên tc cơ bn trong qun lý và s

dng vn.

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lâu dài của mọi doanh nghiệp là phát triển. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải luôn tuân theo một nguyên tắc cơ bản là bảo toàn và phát triển vốn. Bảo toàn vốn là cải ngưỡng tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được để có thể duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường.

Trước đây trong thời kỳ bao cấp, việc bảo toàn và phát triển vốn hầu như không được đặt ra với các doanh nghiệp. Tất cả mọi khâu, mọi qui trình sản xuất, từ sản xuất đến tiêu thụ đều thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước. Do đó, mọi quyết định trong doanh nghiệp cũng phải tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, tính tự chủ trong kinh doanh gần như bị lãng quên, tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả trong kinh doanh là rất phổ biến. Nhưng từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, quyết định giao vốn của Nhà nước đã mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời cũng đặt ra yêu cầu buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn theo nguyên tắc "hiệu quả, bảo toàn và phát triển".

Yêu cầu bảo toàn vốn thực chất là việc duy trì giá trị, sức mua năng lực của nguồn vốn chủ sở hữu và mặc dù cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ khác song mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng đều phản ánh vào sự tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Một dự án mà doanh nghiệp tài trợ bằng nguồn vốn vay bị thua lỗ thì những thua lỗ đó doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng chính nguồn vốn của mình. Nhờ vậy, thua lỗ của mọi khoản đầu tư dù được tài trợ bằng nguồn nào cuối cùng cũng làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, do tác động của nhiều nhân tố, giá trị của các nguồn vốn và tài sản doanh nghiệp luôn luôn biến động. Do đó, nếu cho rằng bảo toàn vốn chỉ bao gồm việc giữ nguyên về số tuyệt đối giá trị tiền tệ của vốn sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ là không còn phù hợp. Để bảo toàn vốn, doanh nghiệp phải quan tâm đến giá trị thực (giá trị ròng) của các loại vốn tức là khả năng tái sản xuất giá trị các yếu tố đầu vào.

Đó là nguyên tắc và yêu cầu của việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

2. Mt s phương hướng bin pháp cơ bn nhm nâng cao hiu qu s

dng vn ca doanh nghip

2.1. Đối vi vn cốđịnh

Do đặc điểm của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của vốn cố định được luân chuyển dần dần, từng phần vào giá trị của sản phẩm. Do đó để bảo toàn được vốn cố định chúng ta phải có các biện pháp chủ yếu sau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

2.1.1. Đánh giá và đánh giá li tài sn cốđịnh.

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như hiện nay, tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình. Do đó, để có cơ sở cho việc tính toán khấu hao thu hồi vốn đầy đủ, doanh nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên, chính xác. Nhờ đó mà doanh nghiệp xác định được giá trị thực của tài sản, đó là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn.

2.1.2. La chn phương pháp tính khu hao và xác định mc khu hao hp lý.

Vốn cố định được thu hồi thông qua việc doanh nghiệp tính và trích lập quỹ khấu hao, do đó việc bảo đảm tính và trích đủ khấu hao có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.

Hiện nay có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định như: phương pháp tuyến tính (phương pháp khấu hao đều), phương pháp khấu hao nhanh,... tuy nhiên, tuỳ từng đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp để vừa đảm bảo thu hồi vốn nhanh vừa bảo toàn được vốn và đỡ gây ra biến động lớn về giá thành.

Để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp hợp lý hoá dây truyền công nghệ, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ duy trì bảo dưỡng máy móc.

Ngoài ra để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, các doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt quy trình sản xuất. Có nghĩa là tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải đảm bảo 3 nguyên tắc đó là tính cân đối, nhịp nhàng và liên tục.

2.1.4. Sa cha duy tu bo dưỡng tài sn cốđịnh

Công tác này có mục đích là duy trì khả năng hoạt động bình thường cho tài sản cố định và cần tiến hành định kỳ để có thể phát hiện sửa chữa kịp thời.

2.1.5. Kim tra tài chính đối vi hiu qu s dng vn cốđịnh ca doanh nghip

Sau mỗi kỳ kế hoạch nhà quản lý phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn cố định thông qua những chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác được những tiềm năng sẵn có và khắc phục những tồn tại trong quản lý.

2.1.6. Nhng bin pháp kinh tế khác.

- Sử dụng quỹ khấu hao hợp lý: Việc trích khấu hao được tiến hành trong thời gian khá dài vì vậy qũy khấu hao được tích luỹ dần. Mục đích chính của việc trích lập quỹ khấu hao là nhằm tái phục hồi hoặc mua sắm tài sản cố định. Việc sử dụng sai mục đích quỹ này nhiều khi đem lại những tác hại rất lớn như không đủ vốn để phục hồi lại khả năng sản xuất của máy móc thiết bị.

- Các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như: kịp thời xử lý những máy móc thiết bị lạc hậu, mất giá, giải phóng những máy móc thiết bị không cần dùng, mua bảo hiểm tài sản đề đề phòng những rủi ro.

2.2. Đối vi tài sn lưu động.

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, vốn lưu động luôn luôn thay đổi hình thái giá trị và đặc điểm vận động của nó được thể hiện như sau:

- Trong giai đoạn cung ứng vốn được dùng để mua sắm vật tư, các đối tượng lao động dùng cho quá trình sản xuất. Như vậy, vốn lưu động đã thay đổi từ hình thái tiền tệ sang vật tư, hàng hoá.

- Giai đoạn sản xuất: các loại vật tư, đối tượng lao động khác dưới sự tác động của máy móc, người lao động sẽ thành bán thành phẩm và thành phẩm.

- Giai đoạn lưu thông: sản phẩm sau khi được tiêu thụ, vốn lưu động từ hình thái hàng hoá hiện vật lại chuyển sang vốn tiền tệ - hình thái giá trị ban đầu.

Sự vận động này diễn ra liên tục, đan xen lẫn nhau. Cứ như vậy, vốn được tiếp tục tuần hoàn và chu chuyển theo chu kỳ sản xuất. Do phương thức vận động có tính chất chu kỳ như trên, nên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Xác định chính xác nhu cu vn lưu động tng khâu luân chuyn:

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý vốn lưu động nhằm:

- Tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong sản xuất kinh doanh.

- Thông qua việc xác định nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu để nắm được lượng vốn lưu động cần phải huy động - tránh ứ đọng vốn.

- Khắc phục được hiện tượng thiếu vốn ở khâu này, thừa vốn ở khâu khác. Đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2.2.2. T chc khai thác tt các ngun vn lưu động phc v cho sn xut kinh doanh.

Trước hết doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Nếu còn thiếu doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn bên ngoài như: vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh, vốn phát hành trái phiếu.

Tuy nhiên doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán, lựa chọn phương thức huy động sao cho chi phí vốn là thấp nhất.

2.2.3. Các bin pháp tng hp

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp ngoài cách sử dụng các biện pháp trên cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh khâu tiêu thụ, xử lý kịp thời các vật tư hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn.

Thực hiện nghiêm túc triệt để công tác thanh toán công nợ chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn lưu động dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng lẽ không có.

2.2.4. Thường xuyên phân tích tình hình s dng vn lưu động

Tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu động thực hiện công việc này thông qua một số chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, sức sinh lời của vốn lưu động,... Trên cơ sở đó, biết được rõ tình hình sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, phát hiện những vướng mắc nhằm sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

III. GII PHÁP NÂNG CAO HIU QU S DNG VN TI CÔNG TY VT LIU XÂY DNG CU ĐUNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống - Sở Xây dựng Hà Nội (Trang 51 - 55)