may vào thị trường thế giới:
3.1. Xúc tiến thương mại:
- Xúc tiến các quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Theo định hướng dến năm 2020, EU và Mỹ sẽ là hai thị trường chính của hang dệt may Việt Nam, do đó trong việc xuc tiến thương mại trên thế giới phải đặc biệt chú ý đến hai thị trường này. Mục đích trong các cuộc xúc tiến thương mại này là tạo điều kiện cho xuất khẩu hang dệt may Việt Nam sang thị trường này được thuận lợi hơn.
- Tổ chức các cuộc triển lãm, giới thiệu đất nước, con người, văn hoá Việt Nam sang thị trường các nước trên thế giới.Quảng bá mạnh thương hiệu Việt Nam với thế giới nói chung và thị trường các nước xuất khẩu dệt may của Việt Nam nói riêng. Những việc này chỉ có thể tiến hành ở cấp Chính phủ giữa Việt Nam và các nước.
- Trích phí quota để hỗ trợ một phần kinh phí trong việc khia thác và thâm nhập thị trường.
- Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về thị trường EU, Mỹ, AFTA… cho các doanh nghiệp, ví dụ: các thủ tục mới, quy chế về hạn ngạch mới, tiêu chuẩn kỹ thuật mới…từ các nước trên thế giới.
- Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian giao hang và thanh lý hợp đồng.
3.2. Chính sách ưu đãi đầu tư:
- Giải pháp về đầu tư công nghệ mới nhất, với trang thiết bị hiện đại nhằm tạo một bước nhảy vọt về chất lượng và sản lượng. Mặt khác cần coi trọng tận dụng các trang thiết bị đã qua sử dụng, với công nghệ tiêntiến từ các nước công nghiệp hoá, thế hệ những năm 90 trở lại đây.
- Thực hiện ưu đãi đầu tư đối với 10 cụm công nghiệp mới:
+ Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố cấp đất (không thu phí) để xây dựng các cụm công nghiệp dệt may nói trên.
+ Các tỉnh thành phố phối hợp với Tập Đoàn Dệt May Việt Nam xây dựng hạ tầng và quy hoách sản xuât ở các cụm này.
- Đối với các doanh nghiệp mới thành lập trong các cụm này được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, cụ thể là:
+ Giảm 50% phí hạ tầng trong 5 năm đầu
+ Miễn thuế thunhập trong 5 năm đầu và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. - Ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư giúp các địa phương có truyền thống dệt may để các địa phương này pgát huy thế mạnh sẵn có. Ví dụ: Nam Định, Hà Đông, Vạn Phúc…
- Cải thiện cơ sở hạ tầng đồng thời kiện toàn các thủ tục xuất nhập khẩu để không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu, chi phí vận chuyển, viễn thông, thuế áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài còn rất cao so với các nước trong khu vực, sự thiếu thốn về loại hình dịch vụ trong thông tin lien lạc đang làm giảm hiệu quả sản xuất – kinh doanh không những của riêng công ty mà đối với toàn ngành nói chung. Các thủ tục hải quan rườm rà, tăng chi phí cho doanh nghiệp trong việc giảm giá thành sản phẩm. Hiện nay, chi phí và thời gian là hai vấn đề chính mà các nhà sản xuất hang may mặc rất quan tâm. Vì vậy, việc chậm trễ thanh lý tờ khai hải quan trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho ngành dệt may sẽ gây ra chậm trễ trong
việc giao hang và gây nhiều tổn thất không tính trước cho các công ty. Vì vậy Chính phủ cần gấp rút cải thiện cơ sở hạ tầng và đơn giản hoá các thủ tục hải quan.
3.3. Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu:
Nguyên nhân chính của tình trạng hang dệt may Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp qua nước thứ ba, tỷ lệ gia công chiếm cao là do Việt Nam chưa tự túc được nguồn nguyên phụ liệu. Nguyên phụ liệu chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, làm hạ thấp giá trị gia tăng, lợi nhuận nhỏ. Vì vậy Chính phủ nên có chính sách tập trung phát triển các nguồn nguyên liệu như bong, tơ tằm, xơ sợi tổng hợp cùng với việc phát triển công hoá dầu. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa trên sản phẩm dệt may vừa là một yêu cầu bắt buộc của thị trường nhập khẩu, vừa là mục tiêu chiến lược “tăng tốc” nhằm nâng cao phần lợi nhuận cho ngành và cho đất nước.. Cụ thể:
Yêu cầu đối với đầu ra sản xuất vải và nguyên phụ liệu trong nước cung cấp cho xuất khẩu:
- Áp dụng thuế VAT bằng 0% cho vải sản xuất tại Việt Nam cung cấp cho may xuất khẩu .
- Hỗ trợ di dời và hiện đại hoá các nhà máy dệt may tại các đô thị lớn.
Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất bông:
- Hỗ trợ thực hiện các chương trình thuỷ lợi tại một số vùng trọng điểm canh tác bông có tưới như: Bình Thuân, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi…
- Khấu trừ thuế VAT đầu vào cho việc chếbiến bông. Tránh tình trang thuế chồng thuế làm đội giá thành.
- Cho phép ngành trồng bông áp dụng công nghệ sinh học.
- Cần có chính sách vay vốn ưu đãi, nhất là cho các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến bông.
- Lập quỹ phát triển cây bông để trợ giá thu mua bông với giá thấp phù hợp.
- Nhà nước cần có các chính sách thuế và quản lý “quota” nhập khẩu bông để kiểm soát bông nhập khẩu, khuyến khích sử dụng bông trong nước.
Giải pháp hỗ trợ dâu tằm tơ:
- Thúc đẩy quá trình đưa tiến bộ kỹ thuật dâu và tằm vào sản xuất để có diều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đôn đốc các địa phương làm tốt công tác quy hoạch dâu tằm gần với quy hoạch công nghiệp chế biến tơ lụa, chấm dứt tình trạng tranh mua tranh bán khiến người nông dân không thực hiện đúng kỹ thuật nuôi tằm.
Luôn song hành cùng sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, ngành dệt may Việt Nam đã biết kế thừa và phát huy truyền thống để ngày càng khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Nhất là trong 20 năm đổi mới gần đây, cùng với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 151 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO và “quota dệt may”, ngành dệt may Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ vị trí đứng thứ hai sau dầu thô, đã vươn lên vị trí thứ nhất về kim ngạch xuất khẩu.
Tập Đoàn Dệt May Việt Nam – VINAT EX với vị trí dẫn đầu toàn ngành, hoạt động dưới hình thức công ty mẹ - công ty con, đã, đang, và sẽ không ngừng khẳng định vị trí của mình trên thị trường dệt may thế giới trong thời gian sắp tới.
Cùng với sự cố gắng không ngừng của các doanh nghiệp, các chính sách Nhà nước đóng một vai trò không nhỏ trong việc tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các nước được thuận lợi. Do có một vị trí quan trọng trong sự phát triến kinh tế đất nước với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đứng vị trí thứ nhất trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước cũng đã có những ưu tiên nhất định cho ngành công nghiệp nhẹ này.