II/ Năng lực hoạt động
3.2.5. Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý tài chín h:
Việc kế hoạch hoá tài chính ở công ty (bao gồm : phân tích tình hình tài chính kỳ báo cáo , dự đoán nhu cầu tài chính kỳ kế hoạch và điều hành kế hoạch) phải toàn diện, đồng bộ, bao trùm tất cả các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty cũng cần tập trung xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính giỏi, có năng lực tham gia vào quá trình thiết lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của công ty. Sử dụng đòn bẩy lợi ích kinh tế thông qua chính sách tiền lơng và tiền thởng nhằm khuyến khích các cá nhân làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc và gắn kết các mục tiêu của cá nhân với mục tiêu chung của công ty.
Công ty phải áp dụng các chế độ tài chính kế toán theo quy định của Nhà nớc, tiến hành kiểm toán nội bộ theo định kỳ. Trong tơng lai, việc liên kết hợp tác với các công ty khác (đang nằm trong chiến kợc phát triển của công ty) sẽ học hỏi đợc những kinh nghiệm trong quản lý tài chính cho công ty.
3.3. Một số kiến nghị :
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt, các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Các giải pháp đa ra ở trên là thiết thực đối với Công ty May 10 . Tuy nhiên, để các giải pháp đợc thực hiện tốt, có động lực thúc đẩy đối với công ty thì từ phía Nhà nớc cần có sự hỗ trợ tích cực thông qua việc ban hành các quy định, các chính sách cụ thể về quản lý tài chính, tạo môi trờng kinh doanh thuận lợi . cho các doanh nghiệp sản… xuất nói chung và với Công ty May 10 nói riêng. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, em xin đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nớc nh sau :
Nhà nớc cần có những quy định cụ thể về thời gian nộp báo cáo , quy định về việc công bố thông tin phân tích tài chính trên phơng tiện thông tin đại chúng, quy định về trình độ ngời tiến hành phân tích . Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn, làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp. Bộ tài chính có thể hỗ trợ thêm bàng cách mở các lớp bồi d- ỡng,nâng cao kiến thức về quản lý tài chính cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ tài chính trong các doanh nghiệp.
Kết luận
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trờng , thông tin về tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp đợc rất nhiều đối tợng khác nhau sử dụng . Phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các đối tợng này thoả mãn những vấn đề có liên quan đến mục tiêu và lợi ích của mình.
Qua quá trình học tập ở trờng và đi sâu tìm hiểu thực tế công tác Tài chính- kế toán tại Công ty May 10, đợc sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo Th.S Phan Thị Hạnh cùng các anh chị trong phòng kế toán của công ty, chuyên đề tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đề tài: "Phân tích tài chính Công ty May 10".
Thông qua nội dung của chuyên đề cùng với sự phản ánh thực tế hoạt động tài chính của Công ty một cách trung thực khách quan, em mạnh dạn đa ra một số đề xuất và kiến nghị mà công ty có thể tham khảo để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quản lý tài chính của mình. Đề tài đã khái quát đợc công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, cụ thể:
Về mặt lý luận: Chuyên đề đã chỉ ra đợc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ;khái quát đợc nội dung, bản chất và phơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp .
Về thực tiễn: Chuyên đề đã khái quát đợc tình hình tài chính tại Công ty May 10, chỉ ra những tồn tại và phơng hớng khắc phục.
Tuy nhiên, thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế còn ít nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, kính mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để khóa luận hoàn thiện hơn.