- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền
7. Bố cục của đề tài
2.3.3. Những hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ 1986 đến nay
1986 đến nay
Tuy công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, có thể gọi là thần kỳ và được các nước, các tổ chức trên Thế giới ca ngợi, nhưng bất kỳ công tác nào cũng có những điểm yếu, những mặt còn hạn chế, cần có thời gian để nhìn nhận và khắc phục.
2.3.3.1. Tốc độ giảm nghèo không đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại.
Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại, các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 – 0,7 trong những năm 1992 – 1998, giảm xuống còn khoảng 1 – 0,3 giai đoạn 1998 – 2005. Bình quân trước đó mỗi năm giảm 34 vạn hộ nghèo. Tốc độ giảm nghèo thể hiện rõ nhất là ở những vùng bị chia cắt về địa lý (vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, vùng bãi ngang ven biển) và ở một số nhóm đối tượng (dân tộc thiểu số), kết cấu hạ tầng và mặt bằng dân trí còn thấp.
Trong khi tỷ lệ nghèo của vùng Đông Nam Bộ còn 6,1% và tỷ lệ nghèo của vùng đồng bằng sông Hồng còn 12,9% , thì vùng Tây Bắc vẫn còn tới 46,1%, tức là còn gần một nửa; vùng Bắc Trung Bộ và vùng Tây Nguyên tuy giảm nhanh nhưng vẫn còn gần một phần ba; vùng Đông Bắc vẫn còn 23,2%; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn 21,3%; ngay cả vùng ĐBSCL một vựa lúa của cả nước cũng vẫn còn 15,3%. Một số chính sách và giải pháp động lực cho xóa đói, giảm nghèo đã bộc lộ những hạn chế, không còn tác dụng mạnh mẽ như giai đoạn đầu, như các chính sách về đất đai, về giao đất, giao rừng, về khoán trong nông nghiệp,.v.v..
Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005. Điều đó cho thấy tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chậm hơn tốc độ chung của cả nước. Nhóm dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao là Vân Kiều chiếm 60,3%; Pa kô chiếm 58,5% và H’mông chiếm 35% vào năm 2003. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Còn khoảng 500 000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống trong các ngôi nhà tạm, đồ dùng lâu bền hầu như không có hoặc giá trị rất thấp. Hầu hết các họ nghèo dân tộc chỉ có tài sản ở mức 1 – 2 triệu đồng. Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.
Bảng 2.16. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo trong tổng số hộ nghèo
Đơn vị:%
Dân tộc 1992 1998 2005
Dân tộc thiểu số 21 29 36
Dân tộc Kinh 79 71 64
Chung 100 100 100
(Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)
Chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng (tỷ số Ghini giảm). Trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002, tăng lên 13,5 lần năm 2004. Sự gia tăng khoảng cách giàu – nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn. Mặc dù mức độ trầm trọng của đói nghèo ở Việt Nam đang giảm (qua số liệu về khoảng cách nghèo – độ sâu của đói nghèo) nhưng với tốc độ chậm dần, từ 18,5% năm 1993 xuống 9,5% năm 1998 và 6,9% năm 2002. Độ sâu của nghèo đói còn khá cao, thu nhập bình quân đàu người của nhóm hộ nghèo ở nông thôn theo chuẩn mới còn thiếu hụt khoảng 0,3 (chỉ số này dao động từ 0 đến 1, mức độ thiếu hụt càng lớn, mức độ nghèo càng gay gắt) tức là chỉ đạt 70% so với mức chuẩn nghèo mới.
2.3.3.3. Chất lượng kết quả xoá đói giảm nghèo chưa bền vững
Mặc dù công tác xoá đói giảm nghèo có tiến triển, nhưng vẫn còn một tỷ lệ lớn các gia đình vẫn có mức sống dưới mức nghèo đói (39% ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và 51% ở Bắc Trung Bộ không có khả năng đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống), và một tỷ lệ lớn các gia đình cuộc sống vẫn còn rất bấp bênh, chỉ trên mức nghèo đói, sử dụng nhiều sinh kế để kiếm thêm thu nhập
(Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 1999). Theo bảng số liệu 2.17 về Chi tiêu của
dân cư theo 5 nhóm thì ta thấy còn một tỷ lệ khá lớn hộ gia đình nằm ngay sát trên chuẩn nghèo và nếu gặp thiên tai, rủi ro, sự thay đổi của cơ chế chính sách và tác động của quá trình hội nhập thì khả năng tái nghèo của nhóm này sẽ rất lớn.
Bảng 2.17. Chi tiêu của dân cư phân theo 5 nhóm Phần trăm hoặc tỷ lệ Năm
1993 1998 2002 Nghèo nhất (%) 8,4 8,2 7,8 Gần nghèo nhất (%) 12,3 11,9 11,2 Trung bình (%) 16,0 15,5 14,6 Gần giàu nhất (%) 21,5 21,2 20,6 Giàu nhất (%) 41,8 43,3 45,9 Tổng cộng (%) 100,0 100,0 100,0 Giàu nhất/Nghèo nhất (lần) 4,97 5,49 6,03 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Bảng 2.17 cho ta thấy mức chi tiêu phản ánh mức thu nhập của người dân, luôn có mọt tỷ lệ khá lớn chiêm hơn 10% dân số có mức chi tiêu cận nghèo nhất và cũng là những người dễ bị tổn thương nhất do các tác động của các biến số bên ngoài. Khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ngày càng tăng từ 4,97 lần năm 1993 lên 6,03 lần năm 2002.
Vẫn còn tình trạng thiếu ăn trong 1 – 2 tháng ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng lũ lụt, hạn hán, và vào khoảng trên 1 triệu lượt người mỗi năm thiếu ăn (tức là từ 200 000 – 220 000 lượt hộ) chiếm khoảng 5% hộ nghèo theo chuẩn mới và 1,2% số hộ toàn quốc. Điện sinh hoạt và nước sạch thiếu, tỷ lệ thiếu điện sinh hoạt là 21%, và còn 18,2% phải dùng nguồn nước tự nhiên từ sông, suối, hồ, ao không đảm bảo vệ sinh môi trường. Còn tỷ lệ cao người nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất. Năm 1993, có khoảng 8% hộ nông dân không có đất sản xuất. Năm 1998 con số nghèo khoảng 9% nhưng đến năm 2002 là 11% và tiếp tục tăng vào các năm tiếp theo. Tình trạng này tập trung ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long (39%), Đông Nam bộ (31%), Tây Nguyên (3%), Duyên hải miền Trung (9%). Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn kém phát triển, thiếu tị trường đầu ra, thiếu kiến thức sản xuất do trình độ văn hoá thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc mù chữ. Còn phải kể tới các phong tục tập quán lạc hậu và phân biệt đối xử khiến trẻ em bỏ học và người ốm không được y tế chăm sóc, gây lãng phí và tốn kém và mất khả năng trả nợ các khoản vay. Theo báo cáo quốc gia của Việt Nam về tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, công bố tháng 9 năm 2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng. Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế, thì tình trạng nghèo vẫn tồn tại dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam và ở mức độ rất cao ở các vùng dân tộc thiểu số - theo Tổng cục Thống kê là 69,3% vào năm 2002. Cách tính chuẩn nghèo theo chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2006 – 2010 được tính theo mức giá của năm 2006 mà không tính tới tỷ lệ trượt giá tiêu dùng. Do đó, công tác xoá đói giảm nghèo còn gặp thiếu hụt về sai số thống kê, dẫn tới sự tính toán thiếu hiệu quả khi quy hoạch các dự án xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, còn có sự trông chờ ỷ lại của người dân vào nhà nước khiến các chương trình xoá đói giảm nghèo không thu được kết quả như mong muốn. Trình độ năng lựcc án bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo còn yếu và số lượng lại thiếu.
Mặc dù, trong những năm qua số hộ nghèo trong cả nước đã giảm mạnh, song trên thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo còn vô cùng gian nan. Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều; cơ hội về việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ trong sản xuất, yêu
cầu trình độ của người lao động ngày càng cao. Đói nghèo trở lại là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ nghèo vừa vượt khỏi ngưỡng nghèo. Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hoặc biến động giá cả, thì các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY THÀNH TỰU CŨNG NHƯ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI