Mục tiêu Thiên Niên Kỷ và vấn đề xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Vấn đề xóa đói giảm nghèo (Trang 27 - 31)

- Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới với quá trình mở cửa nền kinh tế và tự do hoá dần nền

7. Bố cục của đề tài

1.3.2. Mục tiêu Thiên Niên Kỷ và vấn đề xoá đói giảm nghèo

Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000 có 189 quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết đạt được tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015. Tuyên bố Thiên niên kỷ và các MDGs là lộ trình tiến tới xây dựng một thế giới mà ở đó không còn nghèo đói, tất cả trẻ em được học hành, sức khoẻ của người dân được nâng cao, môi trường được duy trì bền vững và mọi người được hưởng tự do, công bằng và bình đẳng.

Bảng 1.5. Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) MDG 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói

Giảm một nửa tỷ lệ người dân có mức sống dưới 1 USD mỗi ngày trong giai đoạn 1990 – 2015.

Giảm một nửa tỷ lệ người dân bị thiếu đói trong giai đoạn 1990 – 2015.

MDG 2: Đạt phổ cập giáo dục tiểu học

Đảm bảo cho tất cả trẻ em trai và trẻ em gái ở khắp mọi nơi hoàn thành đầy đủ chương trình giáo dục tiểu học vào năm 2015.

MDG 3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ

Phấn đấu xoá bỏ chênh lệch về giới ở cấp tiểu học và trung học tốt nhất vào năm 2005 và ở tất cả các cấp học chậm nhất vào năm 2015.

MDG 4: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em

Giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990 – 2015.

MDG 5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ

Giảm 3/4 tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990 – 2015.

MDG 6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác

Ngăn chặn và bắt đầu đẩy lùi sự lây lan của HIV/AIDS vào năm 2015.

Ngăn chặn và bắt đầu đẩy lùi tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và các bệnh nguy hiểm khác vào năm 2015.

MDG 7: Đảm bảo bền vững về môi trường

Đưa các nguyên tắc phát triển bền vững vào các chính sách và chương trình quốc gia; đẩy lùi tình trạng thất thoát về tài nguyên môi trường.

Giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận thường xuyên với nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015.

Cải thiện đáng kể cuộc sống của ít nhất 100 triệu người sống ở các khu dân cư nghèo vào năm 2020.

MDG 8: Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển

Tiếp tục thiết lập một hệ thống thương mại và tài chính thông thoáng, dựa vào các luật lệ, có thể dự báo và không phân biệt đối xử, trong đó có cam kết thực hiện quản trị tốt, phát triển và xoá đói giảm nghèo - ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế .

Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước kém phát triển nhất, trong đó có việc đảm bảo khả năng tiếp cận đối với các mặt hàng xuất khẩu của họ trên cơ sở miễn thuế và phi hạn ngạch; tăng cường giảm nợ cho các nước nghèo nợ nần nhiều; xoá các khoản nợ song phương chính thức; và tăng cường hỗ trợ phát triển chính thức cho các nước cam kết xoá đói giảm nghèo.

Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển nằm sâu trong lục địa và các quốc đảo nhỏ đang phát triển

Giải quyết một cách toàn diện các vấn đề nợ nần của các nước đang phát triển thông qua các biện pháp quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo quản lý nợ bền vững về lâu dài.

Hợp tác với các nước đang phát triển để xây dựng và thực hiện chiến lược tạo việc làm phù hợp và có năng suất cho thanh niên.

Hợp tác với các công ty dược phẩm để cung cấp các lọai thuốc thiết yếu phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng ở những nước đang phát triển.

Hợp tác với khu vực tư nhân để làm cho các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, mang lại lợi ích cho người dân.

Dựa trên các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (MDGs), Việt Nam cũng đã đưa ra các Mục tiêu phát triển Việt Nam (VDGs) gồm 12 mục tiêu như sau:

1. Xoá đói giảm nghèo

2. Cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn và người nghèo trong khu vực thành thị

3. Tạo việc làm 4. Phổ cập giáo dục

5. Giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và suy dinh dưỡng trẻ em 6. Sức khỏe sinh sản, HIV, AIDS, bệnh dịch và các bệnh xã hội

7. Phát triển văn hóa thông tin và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân 8. Nâng cao mức sống, bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc ít người 9. Bảo vệ môi trường bền vững

10. Giảm khả năng dễ bị tổn thương

11. Bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ 12. Đảm bảo quản lý nhà nước tốt để giảm nghèo

Đây là các mục tiêu phát triển mang tính chiến lược dài hạn mà mục tiêu hàng đầu là xoá đói giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ công cộng và phân bổ phúc lợi xã hội nhằm tạo dựng tiền đề và điều kiện cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.

Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới nền kinh tế xã hội từ năm 1986 với dấu mốc là Đại hội Đảng VI (12/1986). Từ đó cho đến nay, nền kinh tế Việt nam liên tục tăng trưởng và gặt hái được nhiều thành tựu trong cả kinh tế lẫn xã hội. Sự phát triển kinh tế cùng với chính sách tạo lập công bằng của Nhà nước cũng làm thay đổi diện mạo tình hình đói nghèo tại Việt Nam. Thu nhập của người dân đã tăng lên đáng kể, cho tới nay, năm 2009 đã vượt hơn 1000 USD/người. Công tác xoá đói giảm nghèo được tiến hành và duy trì đều đặn hàng năm, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận lại tình trạng đói nghèo của Việt Nam từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới đến nay để thấy được quá trình biến đổi và các vấn đề đối với tình trạng đói nghèo hiện nay.

Một phần của tài liệu Vấn đề xóa đói giảm nghèo (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w