Những cơ hội và thách thức đối với hàng may mặc của Côngty sang thị trờng EU

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU ở công ty may Chiến Thắng (Trang 78 - 83)

ty sang thị trờng EU trong giai đoạn 2005 2010

3.2.1. Những cơ hội

Với những lợi thế về lao động và giá nhân công, ngành may mặc Việt Nam nói chung và Công ty may Chiến Thắng nói riêng trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nớc và luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nớc ta, góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triển đất nớc.

Xuất khẩu sản phẩm may mặc của Công ty sang EU trong hai năm gần đây giảm đáng kể, do Công ty đã chuyển sang hoạt động xuất khẩu sang thị trờng Mỹ – một thị trờng khá dễ tính. Nhng thị trờng EU vẫn là một thị trờng truyền thống của Công ty và cần đợc chú trọng hơn nữa cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Trong thời gian tới, có rất nhiều sự kiện giữa mối quan hệ Việt Nam – EU và sự biến đổi trong cơ chế của EU. Những sự kiện này mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng may mặc của may Chiến Thắng nói riêng và các doanh nghiệp may mặc nói chung trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc vào thị trờng này. Những cơ hội có thể kể đến là:

Một là, thị trờng EU có nhu cầu rất lớn và đa dạng về hàng may mặc. Dù tiềm năng sản xuất hàng may mặc của EU rất lớn, song chi phí nhân công của họ lại khá cao, nên xu hớng của ngành may mặc EU là chuyển cho các nớc có điều kiện về chi phí nhân công rẻ hơn làm hàng gia công cho họ. Vì vậy nhu cầu nhập

khẩu hàng may mặc của EU là khá lớn, đặc biệt là nhập khẩu từ các nớc đang phát triển.

Hai là, Phía EU đã đồng ý tăng hạn ngạch đối với những Cat nóng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trờng này từ 50 – 70%, đây là một cơ hội lớn để Công ty thâm nhập sâu hơn nữa vào trờng này.

Ba là, Hiện nay, ở trong nớc ngày càng xuất hiện nhiều nhà sản xuất và cung cấp vải và nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Đây là một bớc tiến quan trọng và cần thiết giúp cho hàng may mặc của Công ty cũng nh của các doanh nghiệp nớc ta chủ động trong sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trờng quốc tế.

Bốn là, Năng lựcthiết kế trong nớc đang ngày càng đợc cải thiện, hiện nay đã xuất hiện những lớp đào tạo các nhà thiết kế chuyên nghiệp; tuy cha có một trờng chuyên nghiệp dành riêng cho thiết kế, song một số trờng đại học đã có khoa thiết kế tạo mẫu; mặt khác ngày càng có nhiều cuộc thi thiết kế thời trang đ- ợc tiến hành và thu hút sự quan tâm của nhiều ngời. Nh vậy, có thể tin tởng rằng trong tơng lai không xa Công ty có thể tự thiết kế mẫu phục vụ nhu cầu của khách hàng nớc ngoài mà không còn phải phụ thuộc vào mẫu mã mà bên đặt gia công đa sang.

Năm là, Hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để phía EU đồng ý bãi bỏ hạn ngạch với hàng may mặc, nếu đàm phán thành công thì các mặt hàng may mặc của nớc ta sẽ đợc xuất khẩu tự do vào thị trờng này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các Cat nóng mà Việt Nam đang có nhiều lợi thế. Mặt khác, chúng ta đang nỗ lực để trở thành thành viên của WTO, vì vậy nếu trở thành thành viên của tổ chức này thì đến 1/1/2005, hàng may mặc của nớc ta xuất khẩu sang các nớc thành viên WTO sẽ đợc xoá bỏ hạn ngạch.

Sáu là, từ ngày 1/5/2004, EU kết nạp thêm 10 nớc thành viên mới thuộc Trung và Đông Âu, gồm BaLan, Cộng hoà Slovakia, Cộng hoà Malta, Hungary, Cộng hoà Síp, Cộng hoà Lithuania, Cộng hoà Slovenia, Cộng hoà Estonia, Cộng hoà Latvia, và Cộng hoà Séc. Hầu hết các nớc này trớc kia đều có quan hệ truyền thống với Việt Nam, đặc biệt là các nớc Đông Âu trớc đây là thành viên của Hội đồng tơng trợ kinh tế (SEV), điều này sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam và cho may Chiến Thắng khi quan hệ thơng mại với thị trờng rộng lớn này.

Một EU – 25 với dân số trên 450 triệu ngời, chiếm 20% GDP thế giới sẽ là cơ hội thị trờng lớn và đầy triển vọng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng

may mặc của Việt Nam khi tiếp tục thâm nhập vào thị trờng này. Với nhu cầu tiêu dùng không quá khắt khe của 10 nớc thành viên là cơ hội cho hàng may mặc của Công ty có thể thâm nhập nh một thị trờng ngách, thị trờng chu chuyển, kết nối để tiếp cận và mở rộng qua thị trờng các nớc phát triển trong EU.

Mức thu nhập bình quân đầu ngời của các nớc thành viên mới của EU có sự cách biệt khá lớn so với các nớc thuộc EU – 15, đây là cơ hội rất lớn cho Công ty khi xúc tiến xuất khẩu sang thị trờng này, vì sản phẩm của Công ty hiện nay mới chỉ đáp ứng đợc nhu cầu của những ngời có thu nhập trung bình và thấp của các nớc thuộc EU – 15 nên rất phù hợp với thu nhập của các nớc thành viên mới. Sự cách biệt về thu nhập của các nớc thành viên EU cũng là cơ hội để hàng may mặc của Công ty có thể tìm kiếm thị trờng, mở rộng cơ cấu hàng hoá, tăng kim ngạch xuất khẩu khi tham gia thơng mại với EU, khắc phục đợc tình trạng xuất khẩu hiện nay của Công ty sang thị trờng này.

Thêm vào đó, EU – 25 là một thị trờng thống nhất với những chính sách, quy định chung sẽ là cơ sở cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng không mất nhiều thời gian, công sức, chi phí trong việc nghiên cứu những quy định này.

Mặt khác, để EU – 25 có thể tăng tốc trong tơng lai và phát triển đồng đều, EU đang nỗ lực xúc tiến các chơng trình hỗ trợ cho 10 nớc thành viên mới, điều này cũng tạo ra một cơ hội rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trờng này.

3.2.2. Những thách thức

Bên cạnh những cơ hội nói trên, những thách thức đối với hàng may mặc của Công ty khi xuất khẩu sang thị trờng cũng không nhỏ, những thách thức có thể kể đến là:

3.2.2.1. Việt Nam nằm ngoài tổ chức thơng mại thế giới (WTO)

WTO là tổ chức thơng mại quốc tế lớn nhất hiện nay, chi phối trên 90% khối lợng buôn bán trên thế giới. Hiệp định về hàng may mặc của WTO (ATC)

với các nớc là thành viên của WTO. Nh vậy, hàng may mặc của Công ty nói riêng và hàng may mặc Việt Nam nói chung sẽ gặp phải những thách thức lớn, đó là:

Thứ nhất, hàng may mặc của Việt Nam vào thị trờng EU vẫn tiếp tục bị hạn chế bởi hạn ngạch và phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn ở một số thị tr- ờng khác. Điều này sẽ ảnh hởng đến việc mở rộng xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc của Công ty vào thị trờng EU.

Thứ hai, đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt thựchiện giai đoạn hai của quá trình u đãi thuế quan phổ cập (GSP) và xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng may mặc của các nớc là thành viên của WTO theo nh Hiệp định ATC. Nh vậy, khả năng cạnh tranh về hàng của Công ty sẽ lại giảm một cách tơng đối và tuyệt đối so với các nớc khác, đặc biệt là Trung Quốc, vì hiện nay Trung Quốc đã là thành viên của WTO. Tuy nhiên, đó chỉ là những điều kiện khách quan thuộc về môi tr- ờng kinh doanh. Vì vậy, việc mở rộng xuất khẩu vào thị trờng EU tuỳ thuộc rất lớn vào nội lực cũng nh việc phát triển và hoàn thiện sản phẩm của Công ty.

3.2.2.2. Sự phát triển không đồng đều giữa dệt và may trong nớc.

Vấn đề nguyên liệu đầu vào cho dệt, may đặc biệt là cho may mặc đang là vấn đề lớn cho ngành may mặc Việt Nam. Sự phát triển không đồng đều giữa ngành dệt và ngành may đã tạo ra sự khập khiễng trong phối hợp. Trong khi khả năng sản xuất của ngành may lớn, có thể đáp ứng các đòi hỏi kỹ thuật cao thì khả năng cung cấp của ngành dệt cha theo kịp. Đặc biệt trong lĩnh vực may xuất khẩu, hàng hoá xuất khẩu vào thị trờng thế giới đòi hỏi đáp ứng các quy định khắt khe về chất lợng, đặc biệt là đối với thị trờng EU thì chất lợng hàng dệt Việt Nam lại cha đáp ứng đợc để trở thành nguyên liệu cho ngành may.

Trong những năm vừa qua, nguyên liệu cho may xuất khẩu chủ yếu là nhập ngoại; mặc dù Nhà nớc đã có những biện pháp khuyến khích dùng vải nội địa thay thế nhập khẩu nhng đây thực sự là vấn đề khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là vải trong nớc cha thể đáp ứng đòi hỏi chất lợng của thị trờng thế giới, ngoài ra hàng dệt Việt Nam còn cha đáp ứng đợc tiêu chuẩn về độ đồng đều về màu sắc, tính đa dạng về chủng loại và tính thời trang.

Đây là một khó khăn cho Công ty trong quá trình cạnh tranh trên thị tr- ờng quốc tế. Muốn gia tăng giá trị các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, Công ty phải chủ động tạo nguồn hàng, tìm một số mặt hàng có u thế cạnh tranh để đa ra giới thiệu với bạn hàng quốc tế. Nhng sự hạn chế của ngành dệt trong nớc

đã khiến Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc giành hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.

3.2.2.3. Trình độ công nghệ của Công ty còn lạc hậu

Hiện nay, trình độ công nghệ của Việt Nam nói chung còn lạc hậu từ 10 đến 20 năm so với các nớc trong khu vực. Với Công ty, mặc dù xuất khẩu theo phơng thức gia công sẽ đợc tiếp cận với những thiết bị hiện đại hơn, song so với thiết bị công nghệ của các đối thủ cạnh tranh lớn trong khu vực nh Trung Quốc, Thái Lan, ...thì trình độ công nghệ của Công ty còn lạc hậu hơn rất nhiều, điều này làm cho khả năng cạnh tranh về chất lợng, mẫu mã hàng may mặc của Công ty kém hơn so với các nớc sản xuất cùng sản phẩm khác. Ngoài ra, máy móc thiết bị lạc hậu còn khiến cho năng suất lao động không cao, theo đó số lợng hàng xuất khẩu thấp.

3.2.2.4. Việc thực hiện SA 8000 đang đặt ra những thách thức lớn cho Công ty trong tiến trình hội nhập

SA8000 là hệ thống tiêu chuẩn về quản trị trách nhiệm xã hội, trong đó đa ra các yêu cầu về điều kiện làm việc và các điều kiện khác có liên quan đến ngời lao động do một tổ chức phi chính phủ ban hành năm 1997, nên SA8000 không có giá trị pháp ký bắt buộc phải thi hành. Song, SA8000 lại đ - ợc ủng hộ của đông đảo các doanh nhân, nhất là ở các nớc EU, Mỹ; họ coi đó nh là một bằng chứng khẳng định giá trị đạo đức gắn với sản xuất sản phẩm. Việc triển khai thực hiện SA8000 ở các doanh nghiệp Nhà nớc thuận lợi hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vì các doanh nghiệp Nhà nớc phải tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện lao động gần với các quy định của Luật lao động quốc tế mà SA8000 lấy làm nền tảng.

Với lợi thế là một doanh nghiệp Nhà nớc, may Chiến Thắng cũng nh các doanh nghiệp trực thuộc khác của Tổng Công ty dệt may Việt Nam, hiện nay đang nỗ lực triển khai thực hiện hệ thống tiêu chuẩn này. Mục tiêu trớc mắt của Công ty vẫn là phát triển xuất khẩu sang EU và Mỹ, vì vậy việc triển khai thực hiện SA8000 lại càng trở nên cần thiết hơn. Có thể nói, đây là một nhân tố cần phải có để nâng cao sức cạnh tranh về hàng may mặc của Công ty khi hội nhập với nền thơng mại thế giới.

Tuy nhiên để thực hiện đợc điều này đối với Công ty cũng nh các doanh nghiệp may mặc khác là rất khó khăn, vì hàng may mặc có tính thời vụ cao, nên khi vào thời vụ, công nhân thờng phải làm việc với cờng độ cao hơn so với quy định 5 ngày/tuần của SA8000. Mặt khác, để thực hiện SA8000 cần phải có nhiều vốn để đầu t xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao tay nghề cho công nhân,...Vì vậy, để thực hiện đợc SA8000, ngoài việc huy động nội lực của Công ty thì cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nớc về vốn.

3.3.2.5. Những thách thức mang lại từ EU 25

EU mở rộng tạo ra khá nhiều những thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng, nhng bên cạnh những thuận lợi đó, có không ít những thách thức mà EU – 25 mang lại cho Việt Nam, đó là:

Trớc đây, hàng may mặc của Việt Nam có thể tự do xuất khẩu sang 10 nớc thành viên mới của EU, nhng kể từ sau ngày 1/5/2004, hàng may mặc của nớc ta xuất sang 10 nớc này sẽ bị quy định bằng hạn ngạch. Điều này sẽ hạn chế rất nhiều khả năng xuất khẩu hàng may mặc của nớc ta sang thị trờng này.

Hơn nữa, trên con đờng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiện thơng trờng, thiếu hiểu biết luật chơi, thiếu thông tin về các đối tác kinh doanh và thị hiếu tiêu dùng của ngời dân EU, do vậy trong quá trình đàm phán thơng mại thờng bị thua thiệt.

Thêm vào đó, trớc đây hàng may mặc Việt Nam vào các nớc Đông Âu không bị đòi hỏi cao về chất lợng, các tiêu chuẩn kỹ thuật thì đến nay, việc xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc nớc ta vào thị trờng này phải tuân theo các luật của một EU-25 thống nhất với những đòi hỏi rất cao về mọi mặt.

3.3. giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Chiến Thắng sang thị trờng eu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU ở công ty may Chiến Thắng (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w