Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt

Một phần của tài liệu 1 Nâng cao hoạt đông cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn chi nhánh Hà Nội  (Trang 78 - 85)

Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng và các đối tượng khách hàng khác để có những chính sách khách hàng hợp lý. Cần có các chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp truyền thống đặc biệt là những doanh nghiệp quan trọng, đồng thời có những chính sách để thu hút thêm các doanh nghiệp mới. Để thực hiện được điều này, chi nhánh cần xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng cụ thể, thực hiện đầy đủ phương pháp tính điểm tín dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay của

Ngân hàng. Thực tế cho thấy, ứng dụng phương pháp tính điểm tín dụng cho phép giảm bớt chi phí và thời gian cho vay đối với DNVVN, do đó cho phép các tổ chức tín dụng mở rộng vốn vay với khách hàng, cho phép các NHTM xây dựng được quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ hơn qua đó kiểm soát tín dụng được chính xác hơn. Tính điểm tín dụng sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc nặng nề của ngân hàng vào ký quỹ bằng việc đánh giá chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý. Điều này đặc biệt có lợi co các doanh nghiệp trẻ trong tình trạng thiếu báo cáo thống kê về kinh doanh và các yêu cầu bảo đảm tín dụng khác. Hiện nay chi nhánh SCB Hà Nội đã xây dựng được một hệ thống chấm điểm khách hàng doanh nghiệp với nhiều chỉ tiêu như ngành, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng, tỷ số đòn bẩy, thương hiệu sản phẩm…Đây là việc làm hết sức quan trọng giúp cho Ngân hàng đánh giá đúng các đối tượng khách hàng. Tuy nhiên để việc chấm điểm khách hàng được thực hiện đầy đủ và chính xác, chi nhánh cần mở rộng các chỉ tiêu xếp hạng, nâng cao công tác thu thập và xử lý thông tin khách hàng. Do phần lớn các DNVVN thường có mối quan hệ chặt chẽ giữa chủ sở hữu với nhà quản lý doanh nghiệp (hầu hết các DNVVN có chủ sở hữu là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp) nên ngân hàng cần tập trung phân tích các thông tin của cá nhân hơn là thông tin doanh nghiệp, cần xác định những chỉ tiêu quan trọng cho việc xếp hạng.

Ngoài ra chi nhánh cần tăng cường công tác tiếp thị, tìm hiểu khách hàng trên địa bàn để nghiên cứu, xây dựng mục tiêu kế hoạch đầu tư, kết hợp với tư vấn đầu tư để chủ động hơn nữa trong quan hệ tín dụng và khai thác khách hàng, lựa chọn và thu hút những khách hàng làm ăn có hiệu quả từ đó góp phần nâng cao được hiều quả cho vay tại Ngân hàng. Kết hợp với các gải pháp hỗ trợ phát triển như củng cố và mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ, giải pháp quan hệ cộng đồng tạo dấu ấn…

Kết luận

Ở nước ta hiện nay, DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, bao gồm hầu hết các DNNN do địa phương quản lý và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó, nó có khả năng to lớn trong việc mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục triệu lao động trong các thành phần kinh tế. DNVVN đã sản xuất chế biến và lưu thông một khối lượng hàng hoá, dịch vụ lớn đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của toàn xã hội ngày càng đa dạng và phong phú. DNVVN do phân bố rộng khắp trên mọi vùng đất nước nên nó có vai trò tích cực trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của mỗi vùng, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, góp thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình, DNNN còn gặp không ít khó khăn. Trong đó có khó khăn về vốn để đổi mới thiết bị công nghệ, tăng năng suất lao động tạo thế đứng trong cơ chế thị trường là khó khăn lớn nhất, cần phải có sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng.

Nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ giúp đỡ cho các doanh nghiệp phát triển, cho nền kinh tế phát triển mà nó cũng mang lại những lợi ích to lớn cho chính Ngân hàng phục vụ.

Chất lượng tín dụng là một vấn đề phức tạp, để nâng cao chất lượng tín dụng không phải là một sớm một chiều là làm được mà cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng của lãnh đạo Ngân hàng. Trong đề tài này em xin đóng góp một cách nhìn của riêng mình, đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHCT Hai Bà Trưng.

Do nội dung nghiên cứu phức tạp, thời gian thực tập có hạn cũng như kiến thức thực tế và kỹ năng phân tich của em còn chưa sâu nên đề tài nghiên cứu còn có những khiếm khuyêt không thể tránh khỏi. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Chi nhánh Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn tận tình của cô: Ths. Lê Hương Lan – Giáo viên hướng dẫn thực tập và các anh chị tại SCB Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề và khóa thực tập này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Hồng - Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

2. TS.Phan Thị Thu Hà - Giáo trình NHTM. NXB ĐH KTQD-2007

3. Các văn bản pháp luật: Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật các tổ chức tín dụng đã sửa đổi bổ sung năm 2004; Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN; Thông tư số 01/2006/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN…

4. Các công văn, quy định và một số tài liệu khác của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của SCB Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007.

6. Luận văn các khoá. 7. Tạp chí Ngân hàng 2008.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU... 1

Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay đối với DNVVN của NHTM... 3

1.1 NHTM và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường...3

1.1.1. Khái niệm NHTM ...3

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM...4

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn...4

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn...7

1.1.2.3 Hoạt động trung gian...9

1.2.3 Vai trò của NHTM ...9

1.2.3.1 Tích tụ, tập trung vốn và phân phối vốn hiệu quả...9

1.2.3.2 Chuyển thời hạn vốn...9

1.2.3.3. Cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng...10

1.2.3.4. Nâng cao hiệu quả sản xuất và lưu thông hàng hóa...10

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò DNVVN trong nền kinh tế quốc dân 10 1.2.1 Khái niệm DNVVN...10

1.2.2 Đặc điểm của DNVVN ở Viêt Nam...12

1.2.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân...16

1.3 Hoạt động cho vay đối với DNVVN của NHTM ...22

1.3.1 Khái niệm và phân loại cho vay đối với DNVVN của NHTM. 22 1.3.2. Vai trò của cho vay đối với DNVVN của NHTM ...25

1.3.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp một cách kịp thời...25

1.3.2.2 Nâng cao việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp...26

1.3.2.3. Thúc đẩy các DNVVN tăng cường thực hiện chế độ hạch toán Kinh doanh...26

1.4.1 Khái niệm hiệu quả cho vay...27

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay...28

1.4.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ...28

1.4.2.2. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn...28

14.2.3. Tỷ lệ mất vốn ...31

1.4.2.4. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN trên tổng thu nhập ...31

1.4.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN của NHTM ...32

1.4.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại...33

1.4.3.2 Đối với doanh nghiệp...35

1.4.3.3 Đối với nền kinh tế...36

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DNVVN ...37

1.5.1 Các nhân tố khách quan...37

1.5.2 Các nhân tố chủ quan ...39

Chương II : Thực trạng hiệu quả cho vay đối với các DNVVN tại SCB Hà Nội... 46

2.1 Giới thiệu khát quát về SCB Hà Nội ...46

2.1.1 Lịch sử hình thành và hoạt động ...46

2.1.2 Cơ cấu tổ chức SCB Hà Nội...46

2.1.3 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức:...49

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong vài năm gần đây ...49

2.2 Quy trình cho vay đối với các DNVVN tại SCB Hà Nội...56

2.3 Các hình thức cho vay đối với các DNVVN tại SCB Hà Nội...59

2.4 Thực trạng về hiệu quả cho vay các DNVVN tại SCB Hà Nội ...61

2.4.1 Dư nợ ...61

2.4.3 Thu nhập từ cho vay DNVVN ...65

2.5 Đánh giá về hiệu quả cho vay DNVVN tại SCB Hà Nội ...66

2.5.1 Những thành quả đạt được...66

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân...66

2.5.2.1 Những hạn chế còn tồn tại...66

2.5.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế ...67

Chương III. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNVVN tại SCB Hà Nội...71

3.1 Định hướng hoạt động của SCB Hà Nội trong thời gian tới...71

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SCB Hà Nội ...72

3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý ...73

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi ra quyết định cho vay...75

3.2.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Chi nhánh...76

3.2.4 Tăng cường thu thập, phân tích thông tin về khách hàng...78

3.2.5 Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt...78

Kết luận... 80

Một phần của tài liệu 1 Nâng cao hoạt đông cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn chi nhánh Hà Nội  (Trang 78 - 85)