Giới thiệu khát quát về SCB Hà Nội

Một phần của tài liệu 1 Nâng cao hoạt đông cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn chi nhánh Hà Nội  (Trang 46)

2.1.1 Lịch sử hình thành và hoạt động

 Giấy phép thành lập số 0113009192 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 04/10/2005.

 Hình thức sở hữu vốn: cổ phần  Thành phần ban giám đốc :

Ông Trần Minh Cương : Giám đốc Bà Đoàn Thu Hương : Phó giám đốc

 Trụ sở chính : Số 04 Hồ Xuân Hương -P.Nguyễn Du-Q.Hai Bà Trưng- Hà Nội.

Số phòng giao dịch : 06  Tổng số cán bộ : 90 người

SCB Hà Nội là một trong những chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn được thành lập tháng 10/2005 và đầu năm 2006 bắt đầu đi vào hoạt động. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn có nguồn gốc xuất thân từ ngân hàng thương mại cổ phần Quế Đô trước đây. NHTMCP Quế Đô được thành lập từ năm 1992. Sau 5 năm hoạt động, đến năm 1997 đổi tên thương hiệu mới là NHTMCP Sài Gòn. Trải qua 11 năm hình thành, đi vào hoạt động, củng cố, phát triển, đến tháng 4 năm 2003 thương hiệu NHTMCP Sài Gòn chính thức được giới thiệu trên thương trường thay thế cho thương hiệu NHTMCP Quế Đô trước kia.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức SCB Hà Nội

-Ban Giám Đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc. Giám đốc là người có trách nhiệm điều hành tổ chức thực hiện của chi nhánh và chịu trách nhiệm

trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mọi mặt hoạt động của chi nhánh. Phó giám đốc là người có trách nhiệm quản lý phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán, phòng ngân quỹ đồng thời chịu sự chỉ đạo của Giám đốc. -Phòng Tín Dụng:Tham mưu cho BĐH về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược đầu tư trung, dài hạn và kế hoạch hàng năm của SCB đối với khách hàng. Tham mưu xây dựng quy chế, quy trình chuẩn của SCB đối với hoạt động kinh doanh. Tổ chức triển khai, quản lý và hỗ trợ hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống SCB nhằm đạt chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận tăng trưởng, hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn theo kế hoạch do Ban Điều hành giao.Quản lý, giám sát, tập huấn triển khai bảo đảm việc thực hiện quy chế, quy trình, chính sách tín dụng được thống nhất, minh bạch trong tòan ngân hàng. Phối hợp các Phòng, Ban xác định danh mục cho vay của SCB trong từng thời kỳ, định mức tiêu chuẩn dòng sản phẩm đối với khách hang. -Phòng Kế toán: Quản lý hoạt động tài chính, kế toán tòan ngân hàng nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán theo quy định và cung cấp thông tin kế toán quản trị. Xây dựng các quy trình, quy chế, hướng dẫn hạch toán cho toàn hệ thống SCB. Thực hiện công tác kế toán tài chính, kế toán tổng hợp, kế toán quản trị và kế toán chi tiết.

-Phòng Ngân quỹ: Quản lý kho quỹ hội sở hoạt động an toàn hiệu quả, xử lý các nghiệp vụ liên quan đế n tiền mặt được nhanh chóng, chính xác, kịp thời.Quản lý tiền mặt tại Hội sở.Cân đối quỹ tiền mặt cho nhhu cầu toàn ngân hàng.

-Phòng hành chính nhân sự (HC-NS): Quản lý hiệu quả chức năng nhân sự nhằm thu hút, duy trì và phát triển một đội ngũ nhân viên chất lượng cao cho ngân hàng. Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực trong công tác lao động tiền lương, công tác đào tạo.

-Phòng Kiểm soát nội bộ: Tham mưu cho Giám Đốc xây dựng và ban hành các cơ chế-chính sách, các quy chế-quy trình làm cơ sở pháp lý trong quá trình hoạt động, tham mưu trong công tác quản trị điều hành hoạt động của SCB trong mọi lúc-mọi nơi đều thông suốt, tuân thủ đúng pháp luật, kiểm soát rủi ro, phát triển an toàn-hiệu quả. Tham mưu cho Giám đốc về việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến cán bộ nhân viên và hoạt động của SCB. Trực tiếp quản lý và điều hành hệ thống kiểm tra - kiểm soát nội bộ (KTKSNB) trong toàn hệ thống thực hiện công tác KT-KSNB trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của SCB theo đúng quy chế-quy trình và quy định của SCB; đôn đốc kiểm tra-giám sát, báo cáo Tổng Giám Đốc về tình hình chỉnh sửa các sai sót theo kiến nghị của Thanh tra NHNN, của các ngành chức năng và của KTNB. Đầu mối làm việc với Thanh tra NHNN và các cơ quan ban ngành hữu quan theo sự phân công-uỷ nhiệm của Giám Đốc.

-Phòng Giao Dịch (PGD): là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của Sở giao dịch/Chi nhánh theo ủy quyền của Giám đốc Sở Giao dịch/Chi nhánh theo các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

2.1.3 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức:

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong vài năm gần đây

Hoạt động huy động vốn: Bảng 1: Số liệu về tình hình huy động vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 % so với 2005 2007 % so với 2006 Tổng nguồn vốn huy động 135,479.4 1,096,817.72 809.58% 6,556,112 597,74% + Tiền gửi của các

tổ chức kinh tế

117,477.9 664,528.41 565.66% 452,033 68.02% + Tiền gửi từ dân

cư 18,001.5 432,289.31 2,401.41% 6,104,079 1,412.04% Ban Giám Đốc KSNB HC- NS Kế Toán Tín Dụng PGD Ngân Quỹ

Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là

1,096.8 tỷ đồng, tăng 809,58% so với năm 2005. Tính đến năm 2007, tổng nguồn vốn huy động lên đến 6,556 tỷ đồng tăng 597,74% so với năm 2006 Về cơ cấu nguồn vốn:

* Năm 2006:

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 664 tỷ đồng tăng 565% so với năm 2005 khi chi nhánh mới bắt đầu đi vào hoạt động, chiếm tỷ trọng 61 %

trong tổng số nguồn huy động.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 432 tỷ đồng, tăng 2,401.4% so với năm 2006.

* Tính đến ngày 31/12/2007:

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 452,033 tỷ đồng đạt mức 68% so vơi năm 2006.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư là 6,104 tỷ đồng tăng 1,412% so với năm 2006

Như vậy, về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh SCB Hà Nội năm 2006, 2007 đạt mức cao đặc biệt so với các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nói chung và các chi nhánh của ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng ( Tổng nguồn vốn của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội tăng 19,2% trong đó tiền gửi dân cư tăng 23,8%, tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng 15,9%; 8 chi nhánh lớn trên địa bàn Hà Nội tăng 11,4%). Huy động vốn của ngân hàng những tháng đầu năm chủ yếu tập trung từ nguồn huy động trên thị trường liên ngân hàng theo tỷ lệ huy động, bắt đầu huy động giữa thị trường 1 tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động trên thị trường 2 giúp ngân hàng có một cơ cấu vốn hợp lý, an toàn. Cuối năm 2007, tỷ lệ huy động vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2 là: 7,5:2,5 đây là cơ vốn rất lý tưởng cho hoạt động của ngân hàng.

Nguồn vốn huy động từ thị trường 1 tăng đều và ổn định qua các tháng. Mặc dù kể từ cuối quý II/2007, DTBB của NHNN tăng đáng kể cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đã gây ra một sức ép lớn lên chi phí huy động của các ngân hàng; nhưng bằng các chương trình tiết kiệm dự thưởng với lãi suất hấp dẫn cũng như vơi chính sách huy động trên thị trường 1. Loại hình tiền gửi thanh toán với giá rẻ bên cạnh tiền gửi tiết kiệm mang tính ổn định cao đã tạo ra một cơ cấu vốn huy động hợp lý, ổn định cho hoạt động của ngân hàng. Có một khoảng thời gian nguồn vốn huy động ỏ thị trường 2 bị sụt giảm do xu thế chung về thừa dự trữ thanh khoản của các NHTM và một phần do ngân hàng muốn cơ cấu lại tỷ trọng nguồn vốn huy động từ thị trường 1 và 2. Từ giữa quý II/2007 huy động từ thị trường 2 đã tăng ổn định góp phần đảm bảo thanh khoản ở mức an toàn cho ngân hàng.

Không chỉ riêng chi nhanh SCB Hà Nội mà các chi nhánh SCB khác cũng đều có bước tăng trưởng về nguồn vốn huy động trong năm 2007. Đây là điều kiện tiên quyết để đơn vị chủ động được nguồn tài chính sử dụng cho nhu cầu phát triển tín dụng, đầu tư với mục tiêu lợi nhuận.

Xét về mức độ đóng góp giữa các đơn vị trong hệ thống SCB, chi nhánh SCB Hà Nội luôn là đơn vị dẫn đầu về thành tích huy động vốn. Phát huy lợi thế thị trường, bình quân SCB Hà Nội cung cấp từ 25% đến 30% nguồn vốn huy động cho toàn bộ hệ thống.

Hình 2.1 Tình hình biến động nguồn vốn SCB năm 2007

Một số nguyên nhân tác động đến những thành quả đạt được của chi nhánh đó là:

_ Sự phát triển hệ thống các NHTM kéo theo sự cạnh tranh hết sức sôi động và quyết liệt giữa các NHTM trong quá trình huy động vốn. Nhưng công tác huy động vốn của ngân hàng có nhiều thuận lợi do ngân hàng có các biện pháp tiếp thị khuyến mại hấp dẫn bằng nhiều hình thức, tăng lãi suất huy động, đưa ra nhiều loại sản phẩm huy động nhằm thu hút nguồn vốn.

_ Các dịch vụ ngân hàng được quan tâm chú ý phát triển đáp ứng được yêu cầu của đời sống, tạo được thói quen thanh toán qua ngân hàng trong quảng đại quần chúng nên đã thu hút được nguồn vốn trong thanh toán.

_Mặc dù chi nhánh mới chỉ có 06 phòng giao dịch nhưng chi nhánh đã đưa ra những giải pháp tích cực và chủ động đặc biệt là các giải pháp thuộc nhóm cơ chế động lực nên tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, giao dịch viên tuy đã được học tập để nâng cao văn hoá giao tiếp. Đây là tác động chính dẫn tới công tác huy động vốn tốt so với các ngân hàng trong cùng địa bàn.

Hoạt động tín dụng

Nền kinh tế Việt nam trong nhưng năm gần đây lien tục tăng trưởng với tốc độ cao. Sự kiện Việt nam gia nhập WTO là một cơ hội tạo đà đưa nền kinh tế Việt nam phát triển nhanh và nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng tăng mạnh là một tất yếu. Nắm bắt được tình hình đó, ngân hàng đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu đồng thời chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cũng như qui trình quản lý. Bằng cách tung ra các sản phẩm tín dụng hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt mức tăng trưởng cao, tiếp tục duy trì khách hàng truyền thống. Đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng vay mới. Các sản phẩm của ngân hàng đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh.

Dư nợ cho vay

- Tổng dư nợ cho vay:

Năm 2006 dư nợ cho vay là 391 tỷ đồng, tăng 349.34% so với năm 2005. Đến 31/12/2007 dư nợ cho vay là 1,051 tỷ đồng tăng 268.74% so với năm 2006.

- Dư nợ cho vay ngắn hạn

Năm 2006 dư nợ cho vay ngắn hạn là 150.871 tỷ đồng, tăng 127.3 tỷ đồng ( gấp 6 lần) so với năm 2005. Đến 31/12/2007 dư nợ cho vay ngắn hạn là 614.995 tỷ đồng, tăng 464.124 tỷ đồng (407,63 %) so với năm 2006.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn:

Năm 2006 dư nợ cho vay trung và dài hạn là 240.371 tỷ đồng, tăng 151.957 tỷ đồng ( 271.87%) so với năm 2005. Đến 31/12/2007 dư nợ trung và dài hạn là 436.442 tỷ đồng, tăng 196.071 tỷ đồng (181.57%) so với năm 2006.

Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn trong 03 năm qua như sau:

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 % so với

2005 2007

% so với 2006 Tổng dư nợ cho vay

+ Ngắn hạn + Trung hạn và dài hạn 111,993.49 23,579.38 88,414.11 391,242 150,871 240,371 349.34% 639.84% 271.87% 1,051,437 614,995 436,442 268.74% 407.63% 181.57%  Chất lượng tín dụng:

Dù mức độ tăng trưởng nhanh đặc biệt năm 2007 nhưng hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn được đảm bảo về chất lượng. Tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ ngày càng thấp. Đó là kết quả của việc áp dụng và kết hợp nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và thu hồi nợ quá hạn.

Tổng dư nợ xấu năm 2006 (bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) chiếm 4.92 % trên tổng dư nợ. Đến 31/12/2007, chỉ tiêu nợ đủ tiêu chuẩn tăng đáng kể trong khi đa phần các chỉ tiêu nợ khác đều có xu hướng giảm còn 0.44 % so với năm 2006.

Bảng 1.3: Chất lượng nợ cho vay

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Nợ đủ tiêu chuẩn 0.00 372,010 1,046,766

Nợ cần chú ý 0.00 19,232 0.00

Nợ dưới tiêu chuẩn 0.00 0.00 2,833

Nợ nghi ngờ 0.00 0.00 1,838

Nợ có khả năng mất vốn

0.00 0.00 0.00

TỔNG 0.00 391,242 1,051,437

Dư nợ tín dụng của chi nhánh trong năm 2006 và năm 2007 tăng trưởng khá nhanh. Không chỉ tăng cường hoạt động tiếp thị các khách hàng tiềm năng, ngân hàng còn thu hút khách hàng bằng các chính sách ưu đãi như: miễn, giảm phí thanh toán trong nước, hỗ trợ đến 50% phí bảo hiểm tài sản thế chấp, ưu đãi lãi suất cho khách hàng vay chuyển doanh thu về ngân hàng…Bên cạnh đó, chi nhánh SCB Hà nội luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, đến nay, SCB Hà nội đã được chuẩn hóa quy trình tín dụng thống nhất với toàn Ngân hàng. Mục tiêu SCB Hà Nội là vừa từng bước đa dạng hoá danh mục kinh doanh, cải thiện cơ cấu nguồn thu, vừa tăng cường dự trữ thanh khoản cho Ngân hàng.

 Kết quả tài chính

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 % so với 2005 2007 % so với 2006 Tổng thu nhập 0.00 44,882 0.00 448,132 999% Tổng chi phí 0.00 33,735 0.00 376,359 1,116% Lợi nhuận 0.00 11,147 0.00 71,773 644%

Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù mới đi vào hoạt động tháng 10/205 nhưng lợi nhuận của Chi nhánh phát triển mạnh đặc biệt là trong năm 2007, năm 2006 là 11.147 tỷ đồng, năm 2007 là 71.773 tỷ đồng chiếm 644% so với năm 2006.

2.2 Quy trình cho vay đối với các DNVVN tại SCB Hà Nội

Để có được quyết định tài trợ đúng đắn, đảm bảo an toàn vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Ngân hàng và khách hàng thì hoạt động tín dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng là một tập hợp thứ tự các bước mà các cán bộ ngân hàng phải tuân thủ thực hiện khi tiến hành thực hiện một quyết định cho vay.

Trên cơ sở những quy định chung của Ngân hàng Nhà nước thông qua các văn bản như luật tổ chức tín dụng, quy trình cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn bao gồm các bước:

Bước 1: Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hỗ trợ

Chuyên viên khách hàng thuộc phòng kinh doanh tại chi nhánh khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp phải hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ; tiến hành thu thập các thông tin và tài liệu cần thiết từ phía khách hàng, thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin thu thập phải đầy đủ, chính xác. trung thực để có được những đánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho việc đề xuất cấp cấp hạn mức cho khách hàng hoặc phê duyệt tín dụng cho khách hàng.

Bước 2: Thẩm định, phân tích hồ sơ

Chuyên viên khách hàng sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng

Một phần của tài liệu 1 Nâng cao hoạt đông cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn chi nhánh Hà Nội  (Trang 46)