Chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại khi hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá (Trang 115 - 118)

- Xem xéùt theo mặt hàng bị kiện: các hành hố bị kiện bán phá giá chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng thơng thường Trong đĩ, đáng chú ý là hai vụ kiện bán phá giá

1. Chống bán phá giá

Theo thơng lệ quốc tế, bán phá giá được phân thành hai trường hợp: -Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa; -Bán phá giá hàng nhập khẩu.

Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết tuân theo hai bộ Luật riêng biệt nên trong bài viết này chỉ giới hạn bàn về bán phá giá hàng nhập khẩu.

Theo cách hiểu giản đơn, bán phá giá là giảm giá mạnh, chẳng hạn như bán dưới giá thành hoặc bán dưới mức giá bình thường nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh và/hoặc giành thêm thị phần. Trong thương mại quốc tế, định nghĩa về phá giá và cách xác định bán phá giá đã được WTO quy định tại Điều 6 của GATT (Anti-dumping and Countervailing Duties). “Phá giá là hành vi mà sản phẩm của một quốc gia được bán ở quốc gia khác với giá thấp hơn giá trị thơng thường và gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại về mặt vật chất một ngành của quốc gia khác hoặc làm chậm trễ sự thiết lập một ngành ở quốc gia khác”.

Hai khái niệm quan trọng để xác định việc cĩ bán phá giá và cĩ áp dụng thuế Chống bán phá giá hay khơng là giá trị thơng thường (normal value) và thiệt hại về vật chất (material injury). Giá thơng thường là giá so sánh của sản phẩm tương tự ở nước xuất khẩu với điều kiện thương mại thơng thường. Trong trường hợp hàng nhập khẩu từ các nước khơng cĩ nền kinh tế thị trường, nước nhập khẩu cĩ thể lấy mức giá của nước thứ ba phù hợp hay mức giá được tính tốn dựa trên chi phí sản xuất để so sánh.ø Phải chứng minh được cĩ sự tổn thương vật chất (hoặc đe doạ gây tổn thương) và cĩ mối “quan hệ nhân quả” giữa bán phá giá và tổn thương vật chất (hoặc đe doạ gây tổn thương) do hành động bán phá giá gây ra. Cĩ nghĩa là tổn thương (hoặc đe doạ gây ra tổn thương) phải do chính hành động bán phá giá đĩ gây ra khi xác định xem cĩ đánh thuế chống bán phá giá hay khơng. Cĩ thể thấy rằng đĩ là một qui trình rất phức tạp, vì nĩ liên quan đến hàng loạt vấn đề như xác định chi phí sản xuất, xác định mức độ thiệt hại tiềm năng và thực tế…Vì vậy việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá được coi là một cơng cụ bảo hộ hữu hiệu trong điều kiện các nước phải cắt giảm thuế quan và hạn ngạch cho phù hợp với cam kết trong khuơn khổ WTO.

Lơgíc kinh tế chống bán phá giá: bán phá giá là hành động bán hàng hố nào đĩ với giá thấp hơn mức chi phí nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường hoặc giành thêm thị phần. Cĩ hai hình thức bán phá giá, thứ nhất: “bán phá giá chiến lược” được các cơng ty đa quốc gia sử dụng nhằm “đạt lợi thế về quy mơ”. Nhờ việc tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước đã bù đắp các khoản chi phí cố định của cơng ty, như chi phí cho việc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị…, vì vậy, mặc dù bán sản phẩm ra thị trường nước ngồi với giá thấp hơn trong nước, nhưng cơng ty vẫn thu được lợi nhuận nhờ tăng được lợi thế về quy mơ. Thứ hai: hình thức “phá giá để giành quyền kiểm sốt thị trường” thường được thực hiện bởi các cơng ty đa quốc gia cĩ cĩ tiềm năng về tài chính và được tài trợ từ trong nước hoặc các chi nhánh ở nước ngồi. Cơng ty hạ giá trong ngắn hạn để cĩ thị phần dài hạn và sau đĩ bán giá cao hơn. Hoặc cơng ty bán phá giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh trong thị trường, đặc biệt đối với các loại sản phẩm mà chỉ đủ cho vài ba cơng ty chi phối thị trường. Khi đối thủ cạnh tranh bị loại bỏ thì họ sẽ chiếm lĩnh vị thế độc quyền trên thị trường, sẽ tăng giá bán và sẽ thu được siêu lợi nhuận về dài hạn.

Dù là hình thức bán phá giá nào đi nữa thì bán phá giá cĩ chủ đích của các cơng ty đa quốc gia vẫn làm thiệt hại cho các cơng ty địa phương. Do vậy, chống phá giá là thiết lập luật chơi cho cơng bằng trong cạnh tranh giữa các cơng ty. Thế nhưng trong thực tế vấn đề chống bán phá giá khơng đơn giản là “lập luật” mà là “làm luật” nhằm bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước vốn hoạt động kém hiệu quả. Sâu xa hơn chống bán phá giá cịn là vấn đề chính trị.

Lơgíc chính trị chống bán phá giá: trong xu thế tồn cầu hố ngày nay khi các biện pháp bảo hộ trực tiếp như thuế quan và quota đang ngày càng sử dụng ít đi thì chống bán phá giá được các nước lựa chọn như là phương thức hữu hiệu nhất nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Mặc dù mang hình thức thương mại “ cơng bằng”, chống bán phá giá luơn luơn và ngày càng trở thành một cơng cụ bảo hộ, hàng loạt các buổi họp Nghị viện của Hoa Kỳ và EU đã sửa đổi đạo luật nhằm làm cho biện pháp này trở nên hữu hiệu hơn.

Chống bán phá giá là biện pháp bảo hộ cĩ chỉ đạo của các chính phủ nhằm bảo hộ thương mại, sử dụng các thủ tục pháp lý và các lý luận mập mờ nhằm gây lầm lẫn và thanh minh cho việc bảo hộ cho các ngành cơng nghiệp lỗi thời. Khái niệm “giá thơng thường” và “điều kiện thương mại bình thường” trong định nghĩa về chống phá giá của Mỹ là rất mơ hồ. Việc xác định “giá thơng thường” là cơng việc rất phức tạp và địi hỏi nhiều thời gian và khĩ xác định chính xác được. Điều kiện “thương mại bình thường” cĩ thể hiểu là điều kiện thương mại trong nền kinh tếù thị trường. Để đánh giá nền kinh tế là phi thị trường hay khơng thị trường cũng rất phức tạp. Việc đánh giá dựa vào chuẩn mực của từng quốc gia và việc đánh giá này thường mang cả yếu tố chính trị. Mỹ đánh giá Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường với các tiêu chí sau: tính chuyển đổi của VND; thị trường lao động Việt Nam; mức độ sở hữu của nhà nước; mức độ tham gia của nhà nước trong việc phân bố các nguồn lực; và vấn đề tự do hố thương mại của Việt Nam. Mặc dù theo nhiều ý kiến với tiêu chuẩn như vậy thì Việt Nam khơng thấp hơn Nga, nhưng Việt Nam khơng được Mỹ cơng nhận là nền kinh tế thị trường mà Nga lại được cơng nhận. Do vậy, việc dùng các thuật ngữ khĩ xác định để đạt được các mục đích của một số nước sẽ né tránh được dư luận trong xã hội và cộng đồng quốc tế.

Quốc gia là một hỗn hợp các nhĩm cĩ quyền lợi xung đột lẫn nhau giữa các nhà sản xuất, người lao động và người tiêu dùng. Khi ngành sản xuất trong nước bị xâm phạm thì điều đĩ ảnh hưởng tới các nhà sản xuất và người lao động, do đĩ nhĩm người này dùng các hoạt động lobby để vận động chính phủ áp dụng thuế đối với hàng nước ngồi. Những nhà chính trị gia thì cũng cần phiếu ủng hộ cử tri của nhĩm người này, do đĩ việc áp dụng bảo hộ là khĩ cĩ thể tránh khỏi một khi họ muốn. Trong vụ kiện cá tra và cá basa của hiệp hội nơng dân cá tra và cá basa (CFA) cĩ sự hậu thuẫn về chính trị của các nghị sĩ khu vực phía Nam đặc biệt là Nghị sĩ Trent Lott.

Lơgic chính trị là lời giải thích thực cho những hành động chống bán phá giá. Chúng giải thích vì sao việc điều tra phá giá thường được áp dụng khi những nhà sản xuất một mặt hàng nào đĩ trong nước thấy lo ngại trước áp lực cạnh tranh ngày càng tăng của hàng nhập khẩu tương tự do giá nhập khẩu ngày càng thấp, kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại khi hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá (Trang 115 - 118)