II. Phân tích về thực trạng phát triển hệ thống phân phối tại thị trường nội địa của
2. Hạn chế và nguyên nhân
Tổ chức và quản lý kênh phân phối
Với mô hình tổ chức kênh phân phối hiện tại của công ty và mối quan hệ hỗn hợp giữa các thành viên kênh (truyền thống, VMS tập đoàn, VMS hợp đồng), công ty đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tổ chức và quản lý kênh phân phối của mình. Sự phức tạp, chồng chéo trong mối quan hệ, sự xung đột về lợi ích luôn luôn tồn tại trong kênh 2 cấp cũng như hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của các thành viên này chưa toàn diện và chính xác. Đồng thời, việc quản lý hiệu quả cả 10 dòng chảy trong hệ thống phân phối là một bài toán rất khó cho công ty vì sự yếu kém về trình độ nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Đây cũng là những hạn chế mang tính phổ biến trong lĩnh vực phân phối hàng hóa của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp thương mại phát triển trên nền tảng của một nền kinh tế mang đậm tính tự phát, manh mún. Do đó, hạn chế này chắc chắn vẫn tồn tại và cần thời gian để khắc phục, thích
nghi, tiếp thu những kinh nghiệm thiết kế, quản lý kênh phân phối hiệu quả, mang tính toàn diện. Điều này sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn nếu công ty nói riêng và các doanh nghiệp phân phối nói chung đầu tư nhiều công sức, thời gian, chi phí vào việc nghiên cứu các mô hình kênh phân phối của các nước có nền kinh tế hàng hóa phát triển, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và ứng dụng nó một cách linh động trong việc thiết kế và quản lý hệ thống phân phối của riêng mình. Một cách khác đề công ty cũng có thể rút ngắn thời gian hoàn thiện mô hình phân phối của mình là tiến hành liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn phân phối thành công trong nước và trên thế giới.
2.2. Trình độ nguồn nhân lực
Nhìn chung các doanh nghiệp phân phối trong nước còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ năng tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ... so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực này. Trong đó sự yếu kém về trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân viên và đặc biệt là trình độ quản lý của nhà quản trị kênh phân phối là đặc điểm nổi bật và khó khắc phục nhất, cần phải mất thời gian để thay đổi và đào tạo lại.
Công ty XNK Intimex cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Số lượng nhân viên, nhà quản lý được đào tạo cơ bản trong lĩnh vực marketing, bán hàng, quản trị kinh doanh khá khiêm tốn. Hầu hết những nhà quản lý hiện tại trong hệ thống phân phối của Intimex chỉ có kinh nghiệm thực tiễn, có thâm niên trong nghề nhưng những kinh nghiệm này lại được tích luỹ trong thời kỳ cạnh trạnh chưa gay gắt, còn mang đậm tính manh mún, chụp giật, mua đứt bán đoạn. Vì thế khả năng nắm bắt thời cơ và tiếp thu những kinh nghiệm tích cực từ những hệ thống phân phối phát triển còn hạn chế, đồng thời họ cũng khó nhận biết những điểm yếu trong việc điều hành kênh phân phối mà chỉ thường vận hành nó theo lối mòn có sẵn. Chính vì trình độ chuyên môn yếu kém nên rất nhiều kẽ hở đã xuất hiện và tồn tại, khiến khách hàng cũng như nhân viên trục lợi bất
chính gây tổn hại đến sự phát triển của toàn hệ thống, hiệu quả giảm sút, thất thoát giá trị và không khuyến khích được các nhân viên khác tận tâm với công việc của họ.
2.3. Cơ sở hạ tầng của kênh phân phối
Như đã phân tích ở trên, hiện tại, hệ thống thông tin trong kênh phân phối của công ty XNK Intimex chưa thể đáp ứng với xu thế hiện đại hóa và cạnh tranh với những tập đoàn phân phối lớn đến từ những quốc gia có nền kinh tế hàng hóa phát triển. Điều này xuất phát từ tập quán kinh doanh mặt đối mặt, thói quen mua bán trao tay, đứt đoạn, trình độ chuyên môn của nhân viên cũng như trình độ ứng dụng công nghệ của người tiêu dùng còn rất hạn chế.
Cũng với những hạn chế tương tự trong hệ thống thông tin, kênh phân phối Intimex đang xuất hiện bất cập về cơ sở hạ tầng của hệ thống thanh toán. Hệ thống máy vi tính làm nhiệm vụ thanh toán tại quầy quá cũ kỹ và xuống cấp, các thiết bị hỗ trợ thanh toán (máy đếm tiền, phát hiện tiền giả…) không phát huy được hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống camera quan sát, hệ thống chống trộm…cũng chưa được đầu tư do nguồn kinh phí hạn hẹp. Trong thời gian tới, công ty cần phải khắc phục hạn chế này để nâng cấp cơ sở hạ tầng kênh phân phối của mình để tương thích với xu thế hội nhập và phát triển của thế giới.
2.4. Khả năng ứng dụng thương mại điện tử
Những hạn chế trong trình độ nguồn nhân lực cũng như những yếu kém trong cơ sở hạ tầng kênh phân phối, văn hóa tiêu dùng của người dân là những yếu tố kìm hãm khả năng ứng dụng thương mại điện tử của kênh phân phối Intimex. Để cải thiện tình trạng này, công ty cần có những giải pháp mang tính toàn diện, lâu dài nhằm khắc phục những yếu kém đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận của người tiêu dùng với công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực thương mại. Công ty cần bắt đầu từ việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước hiện đại hóa hệ thống phân phối đi đôi với việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Với sự nâng cấp và cải tạo mang tính tích cực đó kết hợp với trình độ nhận thức của người dân đang không ngừng
được cải thiện trong xu thế phát triển chung của thế giới, chắc chắn việc ứng dụng thương mại điện tử trong hệ thống phân phối của Intimex sẽ thành công và mang lại hiệu quả cao.
2.5. Hoạt động xúc tiến và xây dựng thương hiệu
Một nhược điểm đang tồn tại trong hoạt động xúc tiến và xây dựng thương hiệu của kênh là sự quá thiên lệch trong đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như khuếch trương thương hiệu tại các đô thị lớn mà bỏ quên thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Không thể phủ nhận lợi nhuận sẽ dễ thu được và có xu hướng tăng trưởng mạnh hơn tại các đô thị, thành phố lớn so với những nơi dân cư có thu nhập thấp như địa bàn nông thôn. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà để một bộ phận lớn người tiêu dùng này sử dụng và tiêu thụ những hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái tuy giá rất rẻ nhưng chất lượng lại rất thấp. Nếu biết cách khai thác hợp lý thị trường nông thôn này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giành lại được thế chủ động ngay trên sân nhà cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Bên cạnh hoạt động xúc tiến còn thiếu đồng bộ, các thành viên trong kênh phân phối Intimex còn chưa nhận thức đầy đủ về giá trị thương hiệu trong giai đoạn hiện nay cũng như các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm ngoài yếu tố thương hiệu. Nhận thức đúng đắn các vấn đề trên sẽ giúp các thành viên kênh tìm ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển hệ thống phân phối Intimex và tạo ra những lợi thế khác biệt so với các doanh nghiệp phân phối khác.