Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

- Thứ tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bến cảng và các dịch vụ phục vụ xuất khẩu gạo.

3.2.2.6. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Yếu tố quan trọng nhât trong quá trình sản xuất kinh doanh là con người. Khi hội nhập kinh tế thế giới thì môi trường hoạt động kinh doanh càng rộng lớn, chính điều này đòi hỏi một đội ngũ công nhân viên có tay nghề và trình độ cao để vận hành các dây chuyền sản xuất hiện đại. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên sâu để các nhà quản trị - người trực tiếp làm công tác đàm phán , quản lý của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đội ngũ nhân viên phải là người am hiểu về các chính sách xuất khẩu, luật kinh doanh, thuế quan và các kiến thức lien quan đến việc xuất khẩu. Nếu có được một nguồn nhân lực mạnh thì doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt , sản lượng sẽ không ngừng gia tăng.

KẾT LUẬN

Thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong tương lai được dự báo sẽ rất sáng sủa. Nhận định trên được dựa trên các nghiên cứu tổng quan về nhu cầu lương thực của thế giới tăng cao trong năm 2010. Mặc dù dự báo thị trường tốt, giá bán sẽ tăng, nhưng khó tăng đến mức cao như cơn sốt gạo hồi đầu năm 2008. Bởi theo tính toán, lượng gạo tồn kho của Việt Nam và Thái Lan – hai quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới còn nhiều. Vấn đề đặt ra là liệu các doanh nghiệp có tận dụng được thời cơ này để nâng giá hạt gạo Việt Nam so với các nước xuất gạo trong khu vực.

Trong quan điểm đương đầu với sự tăng dân số, sản lượng gạo hàng năm của thế giới phải tăng 760 triệu tấn vào năm 2020. Tuy nhiên, nhiều nước, đặc biệt là tại châu Á, thiếu đất trồng để tăng sản lượng gạo, và vì vậy hầu hết nhu cầu gạo phải được đáp ứng bằng cách tăng năng suất.

Việc sử dụng gạo lai đang được đề xuất như là một chiến lược để giúp tăng tối đa năng suất gạo hiện tại tại nhiều nước như Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam, Indonesia và Philippines. Thông tin sẵn có trong các phân tích kinh tế cho thấy rằng những nước như Ấn Độ, Philippines, Sri Lanka, Việt Nam và Bangladesh với tỷ lệ đất và lao động cao và tỷ lệ diện tích được tưới nước cao hơn có thể có nhu cầu về công nghệ gạo lai nhiều nhất. Việc phát triển gạo lai thành công vào đầu những năm 1970 tại Trung Quốc là

một đột phá lớn trong nhân giống gạo, cung cấp sự tiếp cận hiệu quả nhằm tăng năng suất gạo. Gần đây, gạo lai chiếm 15 triệu ha hay phân nữa trong tổng diện tích tại Trung Quốc. Đã được chứng minh thực tế trong nhiều năm rằng gạo lai cho năng suất cao hơn 20% so với những giống lai cùng dòng được cải tiến. Năng suất gạo tăng hàng năm tại Trung Quốc do việc trồng gạo lai có thể nuôi sống 60 triệu người mỗi năm. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy rằng việc tăng diện tích gạo lai là cách kinh tế và hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu gạo trong tương lai cho dân số đang tăng.

Qua đó, Việt Nam cần phải cố gắng hơn trong việc tạo ra những giống lúa mới, cho năng suất cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời cần phải khắc phục những hạn chế, sửa chữa những sai lầm, thiều sót trong cơ chế xuất – nhập khẩu. Đảm bảo ổn định kim ngạch xuất khẩn, ổn định thị trường. Để trong tương lai, việc xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam ngày càng được phát triển, mở rộng trên khắp thế giới.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w