Thứ hai, đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất lúa gạo Các nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp và nông dân trực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 32 - 33)

lúa gạo. Các nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp và nông dân trực tiếp sản xuất chính là những người quyết định sự phát triển ngành lúa gạo của nước ta nên cần có chính sách đầu tư một cách hợp lý đội ngũ này về cả chất lượng và số lượng. Nhà nước cũng cần hỗ trợ giáo dục đào tạo trong ngành nông nghiệp để có được những cán bộ có trình độ, tâm huyết với nghề, đem kiến thức của mình vận dụng trong nghiên cứu khoa học, cung cấp thường xuyên cho họ những sách báo, tạp chí khoa học, những thông tin cập nhật về các thành tựu khoa học mới ở trong

và ngoài nước, tạo điều kiện cho họ nâng cao kiến thức, tiếp cận với nền sản xuất lúa gạo của các nước có kỹ thuật tiên tiến. Với người nông dân, cần chuyển giao đến từng hộ những thông tin về kỹ thuật, kinh tế, tạo điều kiện cho họ học hỏi, nâng cao dân trí. Các cấp huyện, xã cần tổ chức giới thiệu giông lúa mới, cách gieo cấy, chăm sóc có hiệu quả, tránh tình trạng chỉ áp dụng kinh nghiệm lâu năm trong nghề trồng lúa mà coi nhẹ những ứng dụng khoa học công nghệ mới. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân vì để sản xuất lúa gạo xuất khẩu có chất lượng cao cần tuân thủ quy trình kỹ thuật ngặt nghèo và tốn kém. Hỗ trợ vốn dưới hình thức tín dụng sẽ bắt người nông dân phải hoàn lại vốn dưới hình thức lãi suất ưu đãi nên buộc họ phải năng động sáng tạo, tìm cách để kinh doanh có hiệu quả cao để hoàn trả lại số vốn đi vay, xoá bỏ thói quen ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước như khi hỗ trợ cho họ dưới hình thức trợ cấp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w