II- Tình hình hỗ trợ và chăm sóc các trung gian bán lẻ của Chi nhánh Công ty VPP Hán Sơn tại Đà Nẵng
5. Thực trạng hoạt động giao dịch của các nhân viên BHTT với các trung gian bán lẻ
chiết khấu được ưu tiên hàng đầu, và cũng trong các trung gian bán lẻ cùng đánh giá có
hơn 25% (26 điểm bán lẻ) ưu tiên hình thức hỗ trợ trưng bày sản phẩm ở vị trí thứ ba, có 25% (24 điểm bán lẻ) ưu tiên hình thức hỗ trợ quảng cáo sản phẩm ở vị trí thứ năm; có gần 30 % (28 điểm bán lẻ) ưu tiên hình thức hỗ trợ đại lý bán hàng ở vị trí thứ tư; có
gần 25% (23 điểm bán lẻ) ưu tiên hình thức các chương trình khuyến mãi ở vị trí thứ hai và có hơn 35% (34 điểm bán lẻ) cho rằng hình thức tăng số lần viếng thăm của nhân
viên ở vị trí cuối cùng.
Từ việc tập hợp trên, thì tổng quan các đánh giá của các trung gian về thứ tự ưu tiên có thể được trình bày như sau:
- Thứ nhất: chiết khấu số lượng.
- Thứ hai: các chương trình khuyến mãi. - Thứ ba: hỗ trợ trưng bày sản phẩm. - Thứ tư: hỗ trợ đại lý bán hàng.
- Thứ năm: hỗ trợ quảng cáo sản phẩm.
- Thứ sáu: tăng số lần viếng thăm của nhân viên.
Đây là kết quả mà nhóm nghiên cứu đã rút ra được từ việc phân tích khảo sát, chi nhánh công ty có thể xem xét để có thể đưa ra áp dụng chính sách hỗ trợ một cách hợp lý nhất trong nguồn lực có thể của công ty.
5. Thực trạng hoạt động giao dịch của các nhân viên BHTT với các trung gian bán lẻ bán lẻ
Theo cuộc khảo sát cho thấy hiện tại có hơn 45 % trong tổng số câu trả lời cho rằng
hơn một tháng nhân viên công ty mới đến một lần. Trong đó có hơn 30% số câu trả lời cho rằng một tháng nhân viên công ty đến hai lần.Và chỉ có 20% các quầy bán lẻ cho
rằng 2-3 tuần nhân viên công ty viếng thăm một lần Như vậy theo sự đánh giá của các trung gian bán lẻ thì trong thời gian qua nhân viên công ty chưa thường xuyên viếng thăm khách hàng.Việc nhân viên công ty ít tiếp xúc với các trung gian trong việc tiêu thụ hàng hoá sẽ tạo ra khoảng cách giữa công ty và họ trong quá trình hợp tác. Từ chổ đó dễ dàng dẫn đến việc các trung gian sẽ chuyển qua đặt hàng của các đại lý do nhân viên công ty không đến kịp thời khi họ muốn đặt hàng.Chính vì vậy, có thể dẫn đến công ty có thể bị giảm các trung gian phân phối.Do đó nhân viên công ty nên đến viếng thăm các quầy bán lẻ thường xuyên hơn.
Và cũng qua điều tra nhóm nghiên cứu thấy rằng các trung gian mong muốn nhân viên của công ty nên đến 2 lần /tháng (chiếm 40%) và cũng gần 25% mong muốn nhân viên đến 4 lần/ tháng , hơn 15% mong muốn nhân viên đến 1lần/ tháng.
Việc phân tích này có thể cho chúng ta đưa ra được sự hợp lý của việc viếng thăm các quầy bán lẻ mà nhân viên bán hàng trực tiếp nên thực hiện.Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét giữa những quy mô tiêu thụ khác nhau thì đánh giá của các quầy bán lẻ về sự hợp lý này sẽ khác biệt như thế nào?. Chúng ta có thể xem xét ở bảng số liệu sau:
Mức tiêu thụ/tháng 1 lần/ tháng 2 lần/ tháng 3 lần/ tháng 4 lần/ tháng Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % <300 3 13 11 47.8 0 0 7 30.4 300 - 1000 9 23.7 12 31.6 5 13.2 9 23.7 1000 - 3.300 2 10.5 10 52.6 3 15.8 4 21.1 3.300 - 6.700 2 25 3 37.5 0 0 1 12.5 > 6.700 1 16.7 2 33.3 0 0 2 33.3 Như vậy, qua phân tích trên, chúng tôi thấy rằng giữa các mức tiêu thụ khác nhau có sự khác biệt không nhiều về nhận định này, đa số họ đều cho rằng việc viếng thăm của nhân viến bán hàng trực tiếp tại các quầy bán lẻ nên đến 2 lần /tháng là hợp lý.Tuy nhiên , vẫn có đến hơn 30% các quầy bán lẻ có mức tiêu thụ dưới 300.000đ/tháng cho rằng nhân viên nên đến cửa hàng của họ 4 lần/tháng. Do đó, nhóm nghiên cứư chúng tôi thấy rằng nếu công ty đủ nguồn lực thì cũng nên cho nhân viên viếng thăm các quầy bán lẻ này thường xuyên hơn vì chính những quầy bán lẻ này họ rất cần sự quan tâm của nhân viên cũng như sự viếng thăm của nhân viên để cung cấp thông tin về sản phẩm cho họ.