1 3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
2.3.4- Đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài trong tương lai
Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, năm 2010 khi Chính phủ vay thêm 4.571,84 triệu USD thì sau khi trả nợ và phí (1.672,32 triệu USD) còn lại 2.899,52 triệu USD. Với số nợ và lãi suất hiện tại, trong những năm tới không vay thêm thì số tiền Việt Nam phải bỏ ra mỗi năm để trả nợ sẽ cao nhất vào năm 2020
trên 2,380 tỉ USD (Trong đó : trả nợ gốc 2.134,62 triệu USDvà trả lãi trên 245.71 triệu USD). Trước mắt, năm 2011 Việt Nam sẽ phải trả nợ khoảng 1.331,50 triệu USD tính cả gốc lẫn lãi. Đến năm 2026, cũng còn phải trả 865 triệu USD/năm tiền gốc và 110,23 triệu USD lãi.
Bảng 2.12 : Dự kiến nghĩa vụ nợ hàng năm về nợ nước ngoài của Chính phủ, tính đến 31/12/2010 Năm Dự kiến nghĩa vụ nợ tại thời điểm 31/12/2009
Dự kiến nghĩa vụ nợ tại thời điểm
31/12/2010 So sánh (%) Gốc Lãi và phí Nghĩa vụ trả nợ 2011 1.148,01 809,04 522,46 1.331,50 116% 2012 1.330,43 971,95 528,24 1.500,19 113% 2013 1.492,24 1.163,29 488,73 1.652,02 111% 2014 1.389,96 1.071,37 452,89 1.524,26 110% 2015 1.281,99 1.056,52 423,72 1.480,24 115% 2016 2.015,43 1.844,76 380,50 2.225,26 110% 2017 1.196,70 1.146,84 333,75 1.480,59 124% 2018 1.186,03 1.100,42 316,42 1.416,84 119% 2019 1.176,75 1.096,65 299,12 1.395,77 119% 2020 1.150,64 2.134,62 245,71 2.380,33 207% 2021 1.119,24 1.114,87 193,31 1.308,18 117% 2022 1.109,98 1.150,16 173,76 1.323,92 119% 2023 982,01 976,42 154,95 1.131,37 115% 2024 952,83 1.007,91 139,77 1.147,68 120% 2025 856,56 924,30 124,50 1.048,80 122% 2026 760,29 865,00 110,23 975,23 128% Nguồn : Bộ Tài chính.
Với số nợ hiện tại theo bảng 2.12, dự kiến nghĩa vụ nợ hàng năm về nợ nước ngoài của chính phủ năm đã tăng lên đáng kể, nợ gốc tăng bình quân 19%, lãi và phí tăng 45%, nếu tính đến năm 2026 thì nghĩa vụ nợ tăng bình quân 25% mỗi năm. Điều
này thật sự đáng lo ngại về khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai, vì dự kiến nghĩa vụ nợ năm vào 31/12/2009 chỉ là 1.101,57 triệu USD, thì năm 2010 thực tế trả nợ đã tăng lên đến 52% (1.673,32 triệu USD), trong khi số nợ nước ngoài huy động thêm chỉ tăng lên 16,3% (từ 27,9 lến 32,5 tỷ).
Rõ ràng là Việt Nam nếu tiếp tục với cách điều hành kinh tế như hiện nay thì có thể sẽ nhanh chóng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài. Ta có thể suy ra điều này khi thấy là tổng số nợ nước ngoài tăng rất nhanh (trung bình 22 % một năm), cao hơn nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 16 % một năm). Nhưng quan trọng hơn là nợ nước ngoài đang tăng tốc, vào năm 2009 tăng ở mức khủng 49 %. Và đặc biệt quan trọng là nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh là nợ có lãi suất thị trường còn tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 125 %.
Chính việc tăng loại nợ của doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, có bảo lãnh hay không bảo lãnh của chính phủ hiện nay đã tới mức gần 12 tỷ và đang tăng nhanh là điều đáng lo ngại. Số nợ này có thể nói gần như toàn bộ là nợ của doanh nghiệp quốc doanh vì chỉ có doanh nghiệp quốc doanh mới có thể vay mượn được, dù chính phủ chính thức đứng ra bảo lãnh hay không; lý do là các nhà ngân hàng và các đầu tư nước ngoài cho vay hay mua trái khoán doanh nghiệp chỉ vì họ biết rằng chúng là doanh nghiệp nhà nước do đó chính phủ Việt Nam có trách nhiệm chi trả.
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm nay đạt tới 2,1%/năm. Theo lộ trình đến năm 2012, Việt Nam sẽ dần dần bị giảm đi các khoản vay ưu đãi do trở thành nước có thu nhập trung bình. Thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn. Điều này đòi hỏi việc sử dụng vốn phải hiệu quả nhiều hơn nữa, nếu không, áp lực trả nợ ngày càng lớn hơn và tác động ngay đến ngưỡng an toàn nợ công.
Tuy nhiên, nếu không tiếp tục tăng mạnh vay nợ nước ngoài thì nghĩa vụ nợ hàng năm dưới 2 tỷ USD vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ Việt Nam, đây là
số tiền không lớn để chúng ta trả nợ nước ngoài, đồng thời trên 80% số nợ nước ngoài của Việt Nam là vay nợ dài hạn.