Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt ngân sách :

Một phần của tài liệu Đề tài: NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM pptx (Trang 40 - 42)

1 3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

2.2.2- Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt ngân sách :

Thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) được hiểu một cách chung nhất là sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt NSNN do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu;... Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.

Bảng 2.7: Thâm hụt NSNN giai đoạn 2000 – 2011F

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Tổng thu Tổng chi Thâm hụt GDP Tỷ lệ thâm hụt trên GDP 2000 90.749 108.961 (18.212) 441.646 4,12% 2001 100.000 129.773 (29.773) 481.295 6,19% 2002 123.860 148.208 (24.348) 535.762 4,54% 2003 152.274 181.183 (28.909) 613.443 4,71% 2004 190.928 214.176 (23.248) 715.307 3,25% 2005 228.287 262.697 (34.410) 839.211 4,10% 2006 279.472 308.058 (28.586) 974.266 2,93% 2007 315.915 399.402 (83.487) 1.143.715 7,30% 2008 416.783 494.600 (77.817) 1.485.038 5,24% 2009 442.340 584.695 (142.355) 1.658.389 8,58% 2010 560.170 675.063 (114.893) 1.980.914 5,80% 2011F 595.000 725.600 (130.600) 2.355.109 5,55%

Nguồn : GSO, MOF và tính toán của tác giả.

Qua số liệu từ bảng 2.7 cho thấy, tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam bình quân khoảng trên 5% GDP. Thâm hụt ngân sách tính từ 2000 đến 2010 hầu như không giảm về tỷ trọng, quy mô gia tăng nhanh chóng: Năm 2000, con số thâm hụt ngân sách là 18,2 ngàn tỷ VND tương đương tỷ lệ bội chi là 4,12% GDP và luôn giữ mức cao qua các năm. Đến năm 2007 các con số này tương ứng là 83,4 ngàn tỷ VND tương đương 7,3% GDP; năm 2009 tăng cao 142,3 ngàn tỷ VND tương đương 8,58% là do Chính phủ thực thi chính sách kích cầu khoảng 15 ngàn tỷ đồng và năm 2010 là 114,89 ngàn tỷ đồng và tỷ lệ bội chi ở mức 5,8% và nếu tính cả việc phát hành trái phiếu chính phủ thì thâm hụt ngân sách còn cao hơn nhiều, 9,7% GDP năm 2009 và 8,7% năm 2010.

Thâm hụt ngân sách tăng cao là do Việt Nam thực hiện nhiều cam kết WTO và cam kết đa phương, song phương về giảm thuế nhập khẩu thì nguồn thu ngân sách chỉ

còn trông chờ vào tăng thuế trong nước, đồng thời Chính phủ thực thi chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng đã làm tăng mức bội chi NSNN. Trong những năm gần đây, chi tiêu đầu tư công quá lớn trong khi tiết kiệm nội địa còn hạn chế, đầu tư khu vực Nhà nước hiệu quả rất thấp (ngoại trừ các dự án mang tính án sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo), đầu tư mang tính dàn trãi, tham nhũng rất lớn, khả năng thu hồi từ dự án rất thấp, dẫn đến thất thu, làm tăng bội chi ngân sách Nhà nước trong thời gian dài.

Thâm hụt ngân sách triền miên ở mức độ cao trong hơn mười năm qua đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thế bất cân đối gia tăng, bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành vấn đề thường trực. Theo đó nợ Chính phủ đã gia tăng.

Một phần của tài liệu Đề tài: NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM pptx (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)