Xây dựng mô hình lý thuyết

Một phần của tài liệu Phân tích nợ xấu, để giảm thiểu rủi ro trong tín dụng của Ngân Hàng (Trang 40 - 43)

7. Mô hình đề xuất, để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong Ngân Hàng

7.1. Xây dựng mô hình lý thuyết

- Mục tiêu của Ngân Hàng đối với nợ là làm sao có thể giảm thiểu rủi ro trong nợ xấu.

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu :

+ Lãi suất tăng, nợ xấu tăng. Đó là vòng luẩn quẩn mà các ngân hàng đang tránh đề cập. Đó là lý thuyết kinh tế nhưng cũng là thực tế ở Việt Nam.

Lãi suất huy động của các ngân hàng , cả USD và VND, đã và đang tăng. Lãi suất cho vay đầu ra buộc phải tăng theo để cân đối. Theo đó, chi phí vốn của doanh nghiệp đội lên, khả năng trả nợ bị ảnh hưởng. Khi lãi suất cho vay ở mức 10 – 12%/năm thì chi phí vay vốn có thể coi là bình thường, dễ chịu. Nhưng khi lên đến 15%, thậm chí cao hơn, thì lại nảy sinh vấn đề lớn.

Những doanh nghiệp mạnh sẽ không chấp nhận mức lãi suất quá cao, họ có khả năng tìm đến những nguồn vốn khác. Nghi vấn đặt ra đối với những doanh nghiệp dám chấp thuận mức lãi suất cao. Phần lớn sự chấp thuận đó xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những nguồn vốn khác. Và tất nhiên, nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng lên từ nhóm đối tượng này.

+ Về ảnh hưởng “bong bóng” của những tài sản thế chấp, nguyên này thể hiện rõ ràng hơn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua. Cụ thể nhất là hoạt động cho vay đầu tư bất động sản.Chiếm phần lớn trong danh mục tài sản thế chấp vay vốn hiện nay là bất động sản. Giá nhà đất tăng cao, vượt cả giá trị hợp lý của nó và thị trường đóng băng, khả năng trả nợ của nhiều chủ đầu tư rơi vào khủng hoảng. Biện pháp thường thấy của các ngân hàng là gia hạn nợ, nhưng đó là cách để tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Mặt khác, khi giá nhà đất giảm như trong thời gian qua, các ngân hàng lại rơi vào tình trạng giá tài sản thế chấp cho khoản nợ lại cao hơn giá thực tế.Rất may, trong hoạt động cho vay này, các ngân

hàng đã và đang đề cao cảnh giác; Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhiều lần nhắc nhở, nhiều ngân hàng cũng đã kịp thời thắt hầu bao. Tất nhiên, nợ xấu loại này hiện đang chiếm một phần không nhỏ.

+ Về công tác thẩm định. Trừ một số ít khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan như: kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định quá hời hợt của cán bộ tín dụng. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Cán bộ ngân hàng đôi khi còn hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm. Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, thế là phát sinh nợ xấu. Mặt khác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu.

+ Nguồn cung cấp thông tin. Thực sự, ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh thông tin về khách hàng. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tâm lý một số cán bộ muốn đẩy phần rủi ro cho ngân hàng khác bằng cách chỉ cung cấp thông tin tốt về khách hàng đó khi ngân hàng bạn hỏi thăm. Ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với các cơ quan khác như Thuế, Hải quan,... để kiểm chứng những thông tin tài chính do khách hàng cung cấp. Trừ những doanh nghiệp lớn, các công ty cổ phần do

nhỏ. Hệ thống kế toán của chúng ta còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn mực của hệ thống kế toán thế giới. Thậm chí còn có doanh nghiệp sử dụng đồng thời hai hệ thống kế toán, một luôn lỗ hay lợi nhuận rất thấp để đối phó với cơ quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng.Và nhiều yếu tố quan trọng khác gây ra nợ xấu.

Như vậy, xác suất để Ngân Hàng giảm thiểu rủi ro nợ xấu - phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là:

+ Lãi suất

+ Về công tác thẩm định + Nguồn cung cấp thông tin

P (MUCTIEU=1) = F(LÃI SUẤT, CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN)

Bảng 1: Các biến trong mô hình

Tên biến Mô tả Dấu mong đợi

Biến phụ thuộc: MUCTIEU

Giảm thiểu nợ xấu = 1 , Không làm giảm thiểu nợ xấu = 0 .

Biến phụ thuộc

LS Lãi suất +

CTTĐ Công tác thẩm định +

Một phần của tài liệu Phân tích nợ xấu, để giảm thiểu rủi ro trong tín dụng của Ngân Hàng (Trang 40 - 43)