VI. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ các MNCs vào Việt
MNCs vào Việt Nam
• Thống nhất nhận thức đúng và chủ động thu hút MNCs
Để ngày càng thu hút được nhiều các MNCs Việt Nam cần có những nhận thức đúng đắn khách quan về các MNCs trên tất cả các khía cạnh như ưu nhược đỉêm của các MNCs, lợi ích cũng như tác động của MNCs đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Trước hết, Việt Nam phải luôn xác định một mặt chúng ta tiến hành hợp tác với các MNCs, mặt khác chúng ta phải đấu tranh để đảm bảo nguyên tắc giữ vũng độc lập tự chủ và cùng có lợi.
Thứ nhất: cần nhận thức lại mối quan hệ giữa các nguồn lực trong phát triển kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài
Việt Nam thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phụ thuộc rất nhiều vào khai thác các nguồn lực trong nước cho sự tăng trưởng kinh tế. Về vốn đầu tư có thể chia ra hai loại là vốn trong nước và vốn nước ngoài.
Vấn đề quan hệ giữa nội lực và ngoại lực luôn được đặt ra trong quá trình xây dựng kinh tế của Việt Nam. Với dân số 85 triệu người, Việt Nam cần dựa vào việc khai thác tối đa nội lực trong nước như tài nguyên, con người, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý… để tận dụng lợi thế sẵn có cho sự phát triển.
Mặc dù vậy, kể cả khi nhà nước đã tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn để khai thác tối đa nguồn lực trong nước thì cũng như các nước đang phát triển khác thì Việt Nam cũng phải giải bài toán vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế trong khi điều kiện nguồn vốn tự có trong nước là có hạn. Đó là chưa nói đến khía cạnh khác của đầu tư
là có nên gia tăng tốc độ tăng trưỏng kinh tế để đạt mức cao hơn dự kiến sao cho có để thu hẹp khỏang cách với các nước phát triển trong khu vực. Nên chăng cách đúng nhất đối với Việt Nam là huy động tối đa nguồn lực để phát triển kinh tế, không phân biệt đó là nội lực hay ngoại lực.
Thật vậy, đầu tư nước ngoài không chỉ đem lại một lượng vốn lớn để xây dựng các khu công nghiệp, hình thành các ngành công nghiệp mới, cải tạo nhiều xí nghiệp lạc hậu mà còn giúp Việt Nam du nhập công nghệ mới, phương thức quản lý và kinh doanh mới. Việc giới hạn tỷ trọng vốn đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của MNCs nói riêng không cần thiết và không phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế bởi lượng vốn nước ngoài mà Việt Nam nhận được còn quá ít so với lượng cung cấp của thế giới. Ví dụ, trung bình mỗi năm Việt Nam thu hút được 2 tỷ USD trong khi tổng lượng vốn FDI của thế giới là khoảng 1.000 tỷ USD. Thứ hai: Cần coi FDI nói chung và FDI của các MNCs nói riêng là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế.
Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, các cá nhân và tổ chức nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư ở Việt Nam thông qua 3 hình thức chủ yếu: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Do vậy, doanh nghiệp nước ngoài có thể là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hay có yếu tố hỗn hợp có cả yếu tố quốc doanh và tư doanh. Thêm vào đó, phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài đều thuê hoặc sử dụng đất do bên Việt Nam góp vốn. Do vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam như một thành phần kinh tế của Việt Nam. Về bản chất nó không phải là một thành phần kinh tế độc lập, nhưng là những bộ phận trong các thành phần kinh tế khác nhau của nước ta. Chính vì thế nó là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam. Thứ ba: cần nhận thức vấn đề độc lập và tự chủ trong thế giới hiện đại để thu hút đầu tư nước ngoài.
Chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Đảng và nhà nước ta cần được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế của đất nước đối với khu vực và thế giới. Trong tình hình đó phải biết lựa chọn lĩnh vực ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới để phát triển chứ không thể xây dựng một nền kinh tế tự cấp như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu trước kia. Hiệu quả của nền kinh tế phụ thuộc vào việc lựa chọn công nghệ, sản phẩm phù hợp với đòi hỏi của thị trường trong nước và trên thế giới.
Trong vài thập kỷ gần đây xu hướng tự do hoá thương mại đã tác động đến việc giảm thiểu các rào cản trong giao dịch quốc tế. Do đó, các MNCs đã cấu trúc lại tổ chức của mình để vừa thích ứng với cường độ hội nhập toàn cầu vừa đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống.
Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cần phát huy lợi thế của mình trong việc gia nhập hệ thống sản xuất toàn cầu vì lợi thế về địa điểm đặt các nhà máy của MNCs phụ thuộc vào nhân tố cơ bản là sự khác biệt về chi phí sản xuất. Nếu không có cách tiếp cận đúng đắn để tham gia vào hệ thống kinh tế toàn cầu thì nước ta khó có thể lựa chọn đúng đắn ngành, lĩnh vực và sản phẩm ưu tiên, hình thành cơ cấu kinh tế có hiệu quả nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ tư: Việt Nam cần thực hiện đúng những cam kết về gia nhập WTO
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO kể từ ngày 07/11/2006. Việc gia nhập WTO của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thu hút vốn FDI từ các MNCs đồng thời cũng phải thực hiện đúng những cam kết như: những cam kết về thương mại hàng hoá, trợ cấp và những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ.
Thứ năm: Cần có sự nỗ lực chung của nhà nước và các doanh nghiệp:
Sự hấp dẫn đối với các công ty MNCs không chỉ ở môi trường đầu tư được tạo lập mà còn phải có sự hấp dẫn từ phía các doanh nghiệp
Thực chất sự vươn lên của các doanh nghiệp trong nước để có quan hệ bình đẳng được với các MNCs sẽ góp phần làm cho nền kinh tế phát triển độc lập, tự chủ, không lệ thuộc vào nước ngoài. Nhà nước không những cần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng mà còn là người bảo vệ quyền lợi quốc gia dân tộc. Sự nỗ lực chung của nhà nước và các doanh nghiệp chính là sự nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển của đất nước. Vì mục tiêu dân dầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh của nước ta.
Thứ sáu: Phải nội sinh hoá ngoại lực, hiện đại hoá nội lực để phát triển bền vững lâu dài.
Nội sinh hoá nguồn lực và hiện đại hoá nội lực có thể hiểu là việc tiếp thu và chuyển hoá ngoại lực thành nội lực, làm cho nội lực được phát huy, ngày càng được tăng cường và phát triển. Đầu tư phát triển con người, chăm lo giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nhân cách, nâng cao mặt bằng dân trí, phát triển nhân lực, khoa học công nghệ, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, chính là điều kiện để đảm bảo nội sinh hoá ngoại lực và hiện đại hoá nội lực, tiếp nhận việc sử dụng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia.
Thứ bảy: Chủ động thu hút các MNCs
Để chủ động thu hút các MNCs, ngoài việc xây dựng và tạo lập môi trường đầu tư cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể.Đặc biệt, cần chủ động tạo lập và lựa chọn đối tác đầu tư cũng như lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp. Tạo lập đối tác trong nước là tạo ra các đối tác đáng tin cậy để các MNCs đầu tư tại Việt Nam. Đối với nước ta, cần khẳng định về lâu dài việc lựa chọn đối tác đầu tư là các công ty MNCs và nên ưu tiên đối với các MNCs ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU…vì các MNCs của những nước này có tiềm lực rất lớn về tài chính, công nghệ và năng lực quản lý. Nếu chúng ta thu hút được các MNCs này thì Việt Nam không những nhận được một nguồn vốn đầu tư lớn mà còn có cơ hội tiếp cận với công nghệ và năng lực quản lý hàng đầu thế giới.
Như vậy, để có thể thu hút ngày càng nhiều vốn FDI từ các MNCs cũng như khai thác những lợi thế của MNCs phục vụ cho phát triển kinh tế của đất nước chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về bản chất, vai trò của các MNCs đối với sự phát triển kinh tế của nước nhận đầu tư nói chung và của Việt Nam nói riêng. Có như vậy chúng ta mới có thể thành công trong việc thu hút vốn FDI của các MNCs.
• Tạo lập đối tác đầu tư trong nước
Đối tác đầu tư có năng lực và biết cách hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố hấp dẫn đối với các công ty MNCs. Khi đầu tư vào một nước, các nhà đầu tư nước ngoài thường gặp một số khó khăn như: chưa quen phong tục tập quán, luật pháp, chưa khai thông được các mối quan hệ chính quyền các cấp, chưa am hiểu thị trường…. Chính vì vậy các MNCs thường tìm kiếm đối tác là công dân nước chủ nhà.
Trên thực tế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được biểu hiện ở một số khía cạnh như: ít vốn, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý kém, thiếu kỹ năng về tiếp thị, thiếu hiểu biết về thị trường thế giới và các luật lệ kinh doanh quốc tế.
Nguyên nhân của sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của Việt Nam không chỉ do doanh nghiệp mà còn do môi trường kinh doanh trong nước còn nhiều yếu kém. … bên cạnh đó là một loạt những cản trở như thủ tục cấp phép đầu tư còn phức tạp, rườm rà, có chứa đựng yếu tố tiêu cực, chính sách khuyến khích chưa phù hợp, trình độ quản lý thấp.
Năng lực cạnh của doanh nghiệp Việt Nam thấp nên không đáp ứng được thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thậm chí có những sản phẩm rất đơn giản như những đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan… Khi Việt Nam mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ nước ngoài như trong cam kết WTO thì nguy cơ các doanh nghiệp trong nước bị lấn
sân, thậm chí bị thua ngay trên sân nhà là điều khó tránh khỏi. Các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các MNCs với những lợi thế và thế mạnh của mình về vốn, công nghệ, năng lực quản lý sẽ dễ dàng đánh bại các doanh nghiệp Việt Nam.
Do đó, để các doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện liên doanh, hợp tác đầu tư với công ty xuyên quốc gia một cách có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thành đối tác tin cậy của các MNCs.
• Thực hiện nhất quán các chính sách đầu tư nước ngoài
Trong cạnh tranh quốc tế về thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ các nước theo đuổi việc ban hành các chính sách trực tiếp tác động đến đầu tư nước ngoài và các chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài.
Các chính sách đó có thể chia làm ba loại: chính sách hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách nâng cấp đầu tư nước ngoài và chính sách khuyến khích các mối liên hệ giữa các MNCs với các doanh nghiệp trong nước.
Chính sách hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài : Chính sách này được hình thành thông qua các ưu đãi đầu tư, cơ chế thuận lợi trong việc di chuyển vốn, xuất nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường nội địa và các bảo đảm bằng pháp luật quyền sở hữu vốn và tài sản của nhà đầu tư. Trong từng thời kỳ nhất định, các chính sách đó có sự điều chỉnh , bổ sung để nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Chính sách nâng cấp đầu tư nước ngoài: Được hình thành theo những hướng ưu tiên trong thu hút đầu tư nước ngoài. Ví dụ các dự án công nghệ cao hoặc các dự án sử dụng lao động, tạo lập các khu kinh tế đặc biệt, các khu chế xuất….
Chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa các MNCs với các doanh nghiệp trong nước: Đây là chính sách được hình thành như là một phần trong chính sách công nghiệp, dịch vụ của từng nước. Khi MNCs đã thành lập các công ty ở nước sở tại thì chính phủ cần có chính sách khuyến khích mối quan hệ hợp tác giữa MNCs
với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo trong nước, đặc biệt là với hệ thống công nghiệp phụ trợ và mạng lưới cung cấp dịch vụ.
Trên thực tế Việt Nam đang theo đuổi cả ba loại chính sách đó. Tuy vậy, cho đến nay các xu hướng khác nhau vẫn tồn tại trong chính sách riêng lẻ, bởi chưa có quan điểm nhất quán trong việc hình thành chính sách đầu tư nước ngoài.
Trong khuôn khổ chính sách đầu tư nước ngoài của nước ta cần giải quyết các vấn đề sau:
- Trên cơ sở coi kinh tế đầu tư nước ngoài là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thì các chính sách đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng được đòi hỏi nâng cao sức cạnh tranh của đất nước trong bối cảnh có nhiều nước tham gia vào thị trường đầu tư nước ngoài và cải thiện rõ rệt chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, mọi sự thay đổi chính sách chủ yếu phải tạo thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Chính sách nâng cấp đầu tư nước ngoài nhằm vào một số đối tượng cụ thể, Ví dụ MNCs hàng đầu thế giới trong các ngành công nghệ cao cần được hình thành trên cơ sở khảo sát đòi hỏi của họ. Tổ chức OECD đã đưa ra một số khuôn khổ chính sách áp dụng trong hoạt động đầu tư của MNCs tại các nước đang phát triển. Để thu hút MNCs này, các chính sách của nước ta cần lưu ý đến các quy định đó của OECD.
- Các chính sách của Chính phủ cần được áp dụng thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ. Chính quyền các địa phương chỉ được phép đưa ra các ưu đãi riêng trong khuôn khổ luật pháp cho phép, chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật bằng các ưu đãi phi lý làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung, đồng thời tác động tiêu cực đến nguồn thu ngân sách địa phương.
- Chính sách của chính phủ hướng vào khắc phục những hạn chế của đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ và chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế nước ta.
- Trong một vài trường hợp cụ thể, đã xảy ra tình trạng chính sách có trước luật pháp chẳng hạn như đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi chưa có quy định của pháp luật về khu chế xuất thì Chính phủ đã đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm thành lập khu chế xuất. Năm 2003, Chính phủ ban hành quyết định ưu đãi tại khu kinh tế mở Chu Lai và năm 2004 ban hành quyết định ưu đãi tại khu công nghệ cao Hoà Lạc và khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.
- Tuy vậy, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các MNCs lớn thì việc yêu cầu về luật pháp được đặt ra một cách nghiêm túc, họ không muốn sử dụng từ “thí