1. Những cơ hội và thách thức trong việc phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam khi gia nhập WTO
1.2. Thách thức khi vào WTO
Thách thức từ trong nước:
Có thể thấy, từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển sang nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu, khó khăn và yếu kém cố hữu của Việt Nam là quy mô sản xuất nông nghiệp trên gia đình quá bé nhỏ, đất đai manh mún. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết, bình quân cả nước về diện tích đất nông nghiệp chỉ khoảng 0.8 ha (có khoảng 10.9 triệu hộ), thuộc loại thấp nhất trong khu vực (Malaixia trên 5 ha/hộ, Thái Lan 3 ha/hộ, Inđônêxia khoảng 1.4 ha/hộ...) Điều này đã hạn chế khả năng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên diện rộng, đa số nông dân chỉ đủ sống, không có khả năng tích luỹ để áp dụng các thiết bị kỹ thuật và đầu tư nhằm hiện đại hoá, công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp. Do vậy, năng suất và chất lượng của nhiều loại nông sản còn thấp.
Công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản phát triển chậm, một số ngành có tỷ lệ chế biến thấp như rau quả (trên dưới 15%), dẫn đến việc đem lại giá trị gia tăng rất hạn chế. Kết cấu hạ tầng thương mại, lưu thông hàng nông sản cũng chậm phát triển. Hệ thống chợ buôn bán nông sản, kho cảng... còn nhiều bất cập. Chi phí bến bãi, kho cảng và cước phí vận chuyển của Việt Nam thường cao hơn 20 - 30% so với các nước trong khu vực. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Đối với AFTA: đến nay, 6 nước ASEAN cũ đã hoàn thành 3 chương trình cắt giảm thuế quan Về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu sang các nước này như bán ở trong nước. Tuy nhiên, do cơ cấu nông nghiệp của các nước ASEAN tưong đối giống nhau, một số mặt hàng có khối lượng buôn bán nội khối lớn thì hầu hết được các nước đua vào danh mục nhạy cảm, hoặc nhạy cảm cao như gạo, đường, cà phê... Các chuyên gia nhận định, phải sau năm 2010, AFTA mới thực sự mang lại lợi ích cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc (AC - FTA): hàng nông sản của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng cùng loại của các nước trong ASEAN cùng xuất khẩu sang Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng, lợi thế sẽ nghiêng về phía các nước như Thái Lan, Singapo, Malaixia nhiều hơn. Vì đây là những nước có trình độ phát triển công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm tốt hơn Việt Nam, cụ thể là các mặt hàng như đường, rau quả chế biến, ván nhân tạo, dầu thực vật...Một số nước đã có các thoả thuận riêng rẽ với Trung Quốc như Thái Lan, Malaixia...Điều này sẽ làm giảm lợi ích từ chương trình thu hoạch sớm dành cho các nước thành viên mới, trong đó có Việt Nam.
Mặt khác, để bảo vệ sản xuất trong nước, Trung Quốc đã áp dụng thuế nhập khẩu một số mặt hàng nông sản rát cao như gạo 71%, rau tươi 13%, hoa quả tươi 24 - 36%, đường 65%, thịt các loại 20 - 30%, chè 21%, hạt điều 20 - 24%...nên đã hạn chế tốc độ tăng trưởng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trong số 118 mặt hàng nông sản chính do Trung Quốc sản xuất ra, hầu hết đều đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Như vậy, để xâm nhập thị trường này, hàng nông sản cần phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, giá cả hợp lý. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhận định, đứng về mặt tổng thể, AC - FTA sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hơn đối với nhóm hàng nông sản thô, còn nhóm hàng nông sản, thực phẩm chế biến sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh
Đối với Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA): các chuyên gia cho rằng, những mặt hàng có khả năng tăng xuất khẩu sang Mỹ như rau quả sẽ bị hạn chế bởi sự cồng kềnh, khoảng cách giữa hai nước quá xa, yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Hơn nữa, mới đây Mỹ ban hành quy định về chống khủng bố sinh học, yêu cầu phải kê khai thông tin liên quan đến cơ sở sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, thông báo trước khi hàng nhập cảng...Chắc chắn sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu, giảm khả năng cạnh tranh đối với hàng nông sản của Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý khác, Việt Nam còn cam kết loại bỏ dần các hạn chế kinh doanh và phân phối cho các doanh nghiệp Mỹ trong vòng 3 - 5 năm sau khi BTA có hiệu lực. Với khả năng tài chính hùng mạnh, kinh nghiệm kinh doanh, các doanh nghiệp Mỹ sẽ là thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với WTO: các cam kết sẽ bao trùm tất cả các lĩnh vực về thuế, phi thuế, hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu, thương mại Nhà nước...Theo xu thế hiện nay, để được hưởng Quy chế Tối huệ quốc (MFN) của các nước thành viên WTO, các nước mới gia nhập phải cam kết ở mức độ cao hơn nhiều so với các nước đã là thành viên của WTO. Hơn nữa, một thực tế là, thương mại hàng nông sản trên thế giới không công bằng, do các nước phát triển đã trợ cấp rất lớn cho hàng nông sản. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các nước đang phát triển vốn trông chờ vào nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu nông sản.
Sau một năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, điều lo ngại nhất của nông sản Việt Nam chính là an toàn vệ sinh thực phẩm. Diện tích nuôi cá tra, ba sa mở rộng, cùng với việc đua nhau xây dựng nhà máy chế biến mà không chú ý đến việc xử lý nước thải, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi của Việt Nam lại đang đứng trước một nghịch lý, đó là trong khi có thể trồng bắp và đậu nành, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc và tôm cá, thì Việt Nam lại phải nhập khẩu phần lớn thức ăn tổng hợp, nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi. Điểm đáng lưu ý là công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế mà điển hình là mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Do quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
làng nghề trong cùng ngành hàng, nên Việt Nam chưa có khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn của nước ngoài. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường xuất khẩu.
Thách thức lớn nhất đối với nông nghiệp khi gia nhập WTO là khả năng cạnh tranh khốc liệt của các hàng nông sản trong nước với hàng ngoại nhập có chất lượng cao. Nông dân do thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ phải mua giống, vật tư, tư liệu sản xuất nông nghiệp với giá cao và do đó làm tăng chi phí sản xuất. Các nước giàu tiếp tục duy trì trợ cấp và các rào cản đối với thị trường nông sản khiến ngành nông nghiệp khó có thể sử dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để đối phó. Hiện vẫn còn tồn tại những hàng rào phi thương mại áp dụng đối với gạo, đường, phân bón...Kinh tế nông thôn nước ta phần lớn còn phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các ngành nghề phi nông nghiệp sản xuất thiếu ổn định do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và sử dụng công nghệ lạc hậu. Nhìn vào danh mục 94 dự án trọng điểm quốc gia mời gọi vốn FDI trong giai đoạn 2006 - 2010 (gần 26 tỷ USD) ta thấy rất rõ sự mất cân đối giữa khu vực công nghiệp, xây dựng với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong danh mục này chỉ có 1 dự án dành cho nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và 4 dự án dành cho thủy sản. Sản xuất nông nghiệp, nông thôn thường gặp nhiều rủi ro do chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai và thiếu đảm bảo về điều kiện hạ tầng. Hơn nữa hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập và chưa hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn còn rất lớn, theo Tổng cục thống kê là cách nhau khoảng 3.7 lần. Chính sách nông nghiệp của ta trước đây là lo đủ ăn và cố gắng có dư thừa để xuất khẩu. Nay phải hướng sang giai đoạn phát triển có hiệu quả cao và bền vững. Bây giờ phải lo hướng dẫn nông dân tiếp cận được các thông tin về thị trường, đàm phán thương mại, kiểm tra chất lượng và đăng ký thương hiệu nông sản...Kế hoạch phát triển nông nghiệp phải hướng tới ba lĩnh vực chủ yếu là: Chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là các thành tựu về Công nghệ sinh học; tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho kinh tế nông thôn; tập trung xây dựng các cơ sở hạ
thấp nhất trong 6 nước xuất khẩu gạo (gạo Việt Nam 218 USD/tấn trong khi của Thái Lan là 278.33 USD, của Australia là 509.9USD). Theo báo cáo của Tổ chức Lương nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) thì đang có 1 tỷ tấn nông sản ở châu Á sẵn sàng...đổ bộ vào Việt Nam sau khi nước ta gia nhập WTO. Nông dân nước ta sẽ phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường cả ngoài nước lẫn trong nước. Các giống lúa của nước ta được mặt này thì hỏng mặt kia (cao sản thì dễ đổ, chất lượng gạo ngon thì lép nhiều và kháng bệnh kém). Nông dân không mặn mà với giống mới vì phải mua với giá cao trong khi vẫn bán ra theo giá bình thường. Công nghệ sau thu hoạch của ta còn rất bất cập, trong khi cam Mỹ, Thái Lan sau cả tháng vẫn tươi nguyên. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Sau 5 năm gia nhập WTO đến năm 2006 đã có 53764 hợp đồng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các ngành nông lâm ngư nghiệp với tổng kim ngạch tới 163.48 tỷ USD, vốn sử dụng thực tế là 80.63 tỷ USD. Cùng với việc bố trí lại và tăng cường đầu tư trong nông nghiệp mà 800 triệu nông dân Trung Quốc đang nhận được sự cải thiện rõ rệt trong đời sống. Sản lượng lương thực, thực phẩm, thủy sản...của Trung Quốc tăng dần từng năm sau khi gia nhập WTO (triệu tấn):
Sản phẩm 2003 2004 2005 2006 Lương thực: 430.67 469.67 490.7 510.6 Chè: 0.78 0.84 0.96 1.42 Hoa quả: 114.7 152.43 163.2 186.8 Thịt: 69.2 72.6 76.65 84.62 Thủy sản: 46.9 48.55 52.08 57.35
Ngày nay Trung Quốc đã đứng hàng thứ 8 trên thế giới và đứng đầu châu Á về xuất khẩu nông sản và chẳng mấy chốc sẽ biến thành nông trại của thế giới. Chúng ta chưa sản xuất được sản phẩm nông nghiệp chuẩn mực như nhiều nước khác vì chưa có nền sản xuất lớn, chưa sản xuất tập trung, chưa có các quy trình kỹ thuật chuẩn, chưa kết nối được giữa sản xuất và tiêu thụ...Cho đến nay mà 90% sản phẩm nông nghiệp còn được bán ra ở dạng thô và 60% sản phẩm bị bán ép với giá thấp. Sản xuất còn rất manh mún, nhỏ bé. Bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 2.5 lao động (phần lớn là lao động nữ), và chỉ có khoảng 0.7 ha canh tác. Cả nước đang có tới trên 70 triệu thửa ruộng riêng rẽ và manh mún. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn thì chỉ có khoảng 25% nông dân tiếp cận được với các thông tin thị trường trong khi 75% nông dân không biết gì cả. Mặc dầu cả nước đã có khoảng 8000 điểm bưu điện văn hóa xã nhưng chỉ có khoảng 4000 điểm có thể kết nối Internet và số nông dân được tiếp cận với công nghệ thông tin còn rất ít, hơn nữa thông tin giúp nông dân tiếp cận được với thị trường cũng còn hết sức hạn chế. Đáng lưu tâm là trong khi Thái Lan chỉ có 260 nghìn ha trồng cây ăn quả (Việt Nam 750 nghìn ha) nhưng hoa quả Thái Lan tràn lan khắp thế giới, kể cả thị trường Việt Nam.