Chính sách thương mại quốc tế và mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước đối tác

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO. (Trang 54 - 57)

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO

3.7. Chính sách thương mại quốc tế và mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước đối tác

các nước đối tác

Chính sách thương mại quốc tế (chính sách ngoại thương) là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hướng, chiến lược, mục đích đã định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.

Điều 16 luật Thương mại về chính sách ngoại thương của Việt Nam: Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng, giao lưu hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu theo quy định của pháp luật; có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có tính cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, hiện đại để phát triển sản xuất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm qua đã được mở rộng đáng kể, ngoài thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nga, Nhật, Đài Loan, ASEAN, các nước Đông Âu, hàng nông sản Việt Nam cũng đã thâm nhập vào EU, Mỹ… Những năm trở lại đây quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có nhiều khởi sắc do hai nước đã thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo thoả thuận chung về khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-Asean, Trung Quốc sẽ cát giảm thuế và nới lỏng các biện pháp phi thuế quan, nhất là những mặt hàng mà Việt Nam có nhiều tiềm năng như nông sản, thuỷ hải sản…Quan hệ thương Việt Nam và Nhật Bản phát triển mạnh, Nhật Bản tiếp tục duy trì đầu tư lớn vào Việt Nam và Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng vào thị trường Nhật, nhất là xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản. Quan hệ thương mại với Đài Loan cũng có nhiều triển vọng khi mà Đài Loan thực hiện cam kết dành cho hàng hoá Việt Nam những ưu đãi khi là thành viên của WTO. Những năm gần đây,quan hệ của Việt Nam và EU ngày càng phát triển, đặc biệt trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các nước Anh, Đức, Aixlen…đầu năm 2008 đã mở ra nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Thuận lợi đầu tiên là các doanh nghiệp không phải áp dụng những biểu thuế quan, biểu mẫu hải quan, các thủ tục và quy định sẽ thống nhất trong toàn khối EU. Đây là một thị trường lớn và đa dạng, khi mở rộng thêm, cơ cấu xã hội của EU ngày càng đa dạng, nhu cầu tiêu dùng lớn, có nhiều triển vọng cho hàng nông sản xuất khẩu. Thách

thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ thương mại với EU trước hết là rào cản thuế quan và hạn ngạch. Một số loại hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường 10 nước mới gia nhập EU trước đây không bị áp dụng hạn ngạch thì bây giờ bị áp hạn ngạch như: Gạo, đường…ngoài ra các mặt hàng nông sản có nhu cầu xuất khẩu lớn đang vấp phải hàng rào rất cao của EU như: gạo ở mức 100%, đường gần 200%, trong khi một số lượng lớn hàng của nhiều nước khác được giảm hoặc miễn thuế. Tiếp đến là rào cản kỷ thuật do các tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Châu âu rất cao và cạnh tranh quyết liệt với hàng nông sản Trung Quốc. Thêm nữa, uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường EU còn thấp, công tác xúc tiến thương mại, marketing, đăng ký nhãn mác. quảng bá sản phẩm…chưa được coi trọng đúng mức điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu hàng nông sản.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tham gia vào các định chế kinh tế quốc tế như: Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do Asean-AFTA, Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Asean và Trung Quốc…, chúng ta phải đảm bảo được những điều kiện do mổi tổ chức đặt ra và đồng thời cũng nhận được những ưu đãi dành cho các nước thành viên, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, Nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp phải những cạnh tranh khốc liệt về giá cả sản phẩm, chất lượng, số lượng hàng hoá nông sản, thương hiệu và nhãn hiệu nông sản…

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO. (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w