Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015 (Trang 36 - 38)

- Khách hàng là người sản xuất nhỏ và các hộ gia đình: Nhóm khách hàng này

b) Thị trường đầu vào

2.3.1. Đánh giá chung

Nhìn chung trong những năm vừa qua Công ty kinh doanh than Hà Nội hoạt động khá hiệu quả, điều này thể hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, sản lượng tiêu thụ và doanh thu liên tục tăng qua các năm với tỷ lệ ngày càng cao, ngay cả năm 2008 khi mà toàn nền kinh tế đang lao đao thì doanh thu của doanh nghiệp vẫn tăng gấp đôi so với năm 2007. Thành tích này không phải doanh nghiệp nào cũng có được, thậm chí còn là điều đáng mơ ước.

Nó đã đưa Công ty trở thành một đơn vị xuất xắc nhất của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc.

Hơn thế nữa trong tương lai, khi nền kinh tế thị trường phát triển sôi động hơn mở ra những cơ hội phát triển thị trường cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có Công ty kinh doanh than Hà Nội. Thứ nhất vùng thị trường của Công ty là một vùng thị trường phát triển sôi động không chỉ ở khu vực Hà Nội mà ở các tỉnh khác cũng đang được đầu tư phát triển công nghiệp, bằng chứng là rất nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang được xây dựng, rất nhiều dự án công nghiệp được phê duyệt và đi vào triển khai tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, Sơn La, khu vực Hà Tây cũ nay đã sáp nhập Hà Nội cũng là trọng điểm đầu tư phát triển của nhà nước và tư nhân. Khối lượng các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tăng thêm lượng khách hàng cho mình. Thứ hai, cơ chế thị trường tự do cạnh tranh cho phép các doanh nghiệp có thể thoải mái phát triển thị trường của mình sang các vùng địa lý khác, nhưng đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giành lấy khách hàng. Như thế có nghĩa là với nền kinh tế thị trường và cơ chế quản lý mới của ngành than tuy rằng mở ra cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành nhiều cơ hội phát triển thị trường nhưng chỉ đối với các doanh nghiệp có năng lực thật sự bởi sự cạnh tranh nhau tất yếu sẽ dẫn đến sự đào thải các doanh nghiệp yếu kém. Vì vậy nền kinh tế thị trường vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp.

Vấn đề của Công ty kinh doanh than Hà Nội cũng xuất phát từ nguyên nhân trên, tuy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh năm nào cũng có những sự tăng trưởng ổn định nhưng đó là sự tăngh trưởng hẹp, không bền vững và không có chiều sâu. Sản lượng tiêu thu hàng năm đều tăng là do nhu câu của các khách hàng truyền thông tăng lên chứ không hoàn toàn là do Công ty tìm kiếm được khách hàng mới. Lượng khách hàng mới hàng năm của Công ty tăng lên không đáng kể và có khi còn không có. Công ty cũng không chú trọng vào việc tìm kiềm thị trường mới tạo khe hở cho các đối thủ khác chen chân vào, đó cũng là

một nguyên nhân khiến cho thị phần của Công ty càng ngày càng giảm. Nguyên nhân của vấn đề này là Công ty trước là một doanh nghiệp Nhà nước và ngành than mới đưa ra chính sách tự chủ mấy năm nay, quen với kiểu hoạt động bao cấp, yên tâm với vùng thị trường được giao và chung thủy với các khách hàng truyền thống nên Công ty vẫn còn hơi chậm tiến và ì ạch so với kinh tế thị trường và các doanh nghiệp cùng ngành khác. Vì vậy nhận biết cơ hội thị trường và cạnh tranh hiệu quả là vấn đề mà Công ty cần phải xem xét hiện nay nếu muốn tiếp tục phát triển. Đây cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài này, một chiến lược phát triển sẽ chỉ ra cho doanh nghiệp thấy được những cơ hội và thách thức, giúp doanh nghiệp nhận biết được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh, những điểm mạnh điểm yếu của bản thân doanh nghiệp để từ đó đưa ra những giải pháp phát triển đúng đắn.

Một phần của tài liệu Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w