THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM
2.1.1 Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn
tầm nhìn 2020
Căn cứ vào quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, có thể khái quát phương hướng chung và mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp ôtô trong những năm tới như sau :
Quan điểm phát triển :
- Công nghiệp ôtô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xât dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước.
- Phát triển nhanh ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới, lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hóa, hợp tác hóa nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước, đồng thời tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ôtô.
- Phát triển ngành công nghiệp ôtô phải gắn kết với tổng thể phát triển của ngành công nghiệp chung của cả nước và các chiến lược phát triển của các ngành đã được phê duyệt nhằm huy động và phát huy tối đa mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt.
- Phát triển ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, phát triển trong nước. Tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, nhằm
nhanh chóng đáp ứng nhu cầu trong nước về các loại xe thông dụng với giá cả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước phát triển.
- Phát triển ngành công nghiệp ôtô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước và phải đảm bảo đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường.
Phương hướng phát triển :
- Tập chung sản xuất các loại ôtô thông dụng và ôtô chuyên dùng hiện đang có nhu cầu lớn trong nước.
- Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng ôtô, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm phục vụ có hiệu quả nhu cầu trong nước và xuất khẩu phụ tùng ôtô ra thị trường nước ngoài.
- Lựa chọn một số dự án sản xuất động cơ ôtô đưa vào chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm và giao cho các doanh nghiệp nhà nước có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo tập chung nguồn lực, tránh phân tán, tạo thuận lợi khả năng cung cấp cho thị trường.
- Kết hợp phương thức sản xuất, lắp ráp ban đầu với việc từng bước nâng cao khả năng chế tạo trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thông qua chương trình nội địa hóa.
- Trước mắt, không phát triển thêm các doanh nghiệp sản xuất,lắp ráp ôtô cao cấp.
- Chú trọng vào khâu tư vấn, thiết kế và chuyển giao công nghệ trong công nghiệp ôtô. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo phụ tùng ôtô.
Mục tiêu đến năm 2020 :
•Mục tiêu tổng quát :
Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới, kết hợp với khai thác có hiệu quả và từng
bước nâng cao trình độ công nghệ, năng lực thiết bị hiện có. Có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường thế giới.
•Mục tiêu cụ thể :
- Về các loại xe thông dụng (xe tải nhỏ, xe khách, xe con…) : chủ yếu do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất kết hợp với nhập ngoại các loại động cơ, hộp số… Đáp ứng khoảng 40-50% nhu cầu thị trường ôtô trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% năm 2005, tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa vào năm 2010.
- Về các loại xe cao cấp : Các loại xe du lịch cao cấp phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 20-25% vào năm 2005 và 40-50% vào năm 2010. Đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước. Các loại xe tải, xe khách cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hóa 20% vào năm 2005 và 30-40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu thị trường trong nước.
- Về xuất khẩu : Phấn đấu xuất khẩu phụ tùng ôtô và ôtô đạt 5-10% giá trị tổng sản lượng ngành vào năm 2010 và nâng dần giá trị kim ngạch xuất khẩu trong các năm tiếp theo.
2.1.2 Khái quát về ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thực sự mới phát tiển được hơn 10 năm nay, tuy nhiên hiện nay sự biến động liên tục của thị trưòng ôtô trong nước đã trở thành đề tài quan tâm của tất cả những người làm ôtô trong và ngoài nước. Thị trường ôtô và ngành ôtô Việt Nam hiện có một sô đặc điểm đáng chú ý sau:
Tỷ lệ nội địa hóa thấp
Tính đến cuối năm 2006 đã có 17 doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp giấy phép đầu tư, trong đó có 12 DN đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1 tỷ USD, tổng năng lực sản xuất đạt khoảng 150.000 xe/năm. Tính đến hết năm 2006, các DN này đã bán được
tổng cộng khoảng 270.000 chiếc ô tô, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 1,5 tỷ USD.
Trong khi đó, Việt Nam cũng đã có 47 DN trong nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô, với các đơn vị như Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp, Tập đoàn Than - Khoáng sản hiện cũng hợp tác với Nga lắp ráp các loại xe tải hạng nặng như Kamaz, KraZ…
Theo quy định, khi xin cấp giấy đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam, các DN phải cam kết đạt tỷ lệ nội địa hóa 20-40% sau thời gian 5-10 năm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, không DN nào thực hiện đúng cam kết đó.
Tỷ lệ NĐH được quy định cho các giai đoạn như sau:
- Với ôtô phổ thông (ôtô khách, ôtô chở hàng) đạt tỷ lệ NĐH 40% vào năm 2005; 45% vào 2006; 50% vào 2007; 55% vào 2008 và 60% vào 2010.
- Các loại ôtô chuyên dùng đạt tỷ lệ NĐH 40% vào 2005; 45% vào 2006; 50% vào 2007; 55% vào 2008 và 60% vào 2010.
- Với các loại ôtô cao cấp (Xe du lịch do liên doanh sản xuất) đạt tỷ lệ NĐH 20%-25% vào 2005; 30%-35% vào 2007 và 40%-45% vào 2010.
- Xe buýt cao cấp đạt tỷ lệ NĐH 20% vào 2005; 30% vào 2007; 35%- 40% vào 2010.
- Đối với động cơ đạt tỷ lệ NĐH 30% vào năm 2005; 35% vào năm 2006; 40% vào năm 2007; 45% vào năm 2008 và 50% vào năm 2010.
- Hộp số đạt 65% vào năm 2005; 70% vào 2006; 75% vào năm 2007; 80% vào 2008 và 85% vào 2009 và 90% vào 2010.
Chính sách thuế thay đổi liên tục
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam mới ở giai đoạn đầu vì vậy Thuế là một công cụ đảm bảo cho ngành công nghiệp ôtô từng bước xây dựng và trưởng thành. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực ôtô tỏ ra không hài lòng với các quyết định tăng giảm thuế liện tục của Bộ tài chính, việc tăng giảm liên tục như vậy cho thấy chính sách thuế đối với ngành công nghiệp ôtô trong nước vẫn chưa thực sự ổn định, chưa tạo được sự tin tưởng của những nhà làm ôtô, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ôtô thì thuế là yếu tố giữ vai trò quyết định đối với hoạt động kinh doanh.Sự thay đổi của chính sách thuế trong một số năm qua như sau :
- Từ năm 1991-2001, thuế nhập ôtô nguyên chiếc luôn duy trì mức 100% đối với xe chở người và xe chở hàng dưới 5 tấn. Thuế linh kiện bộ CKD, IKD luôn ở mức thấp 3-25%.
- Từ năm 2002 đến nay: Chính phủ thực hiện chủ trương cho phép nhập khẩu xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi ngồi (bắt đầu từ năm 2003) và xe dưới 9 chỗ đã qua sử dụng từ tháng 5/2006.
- Thuế ôtô mới nguyên chiếc giảm từ 100% xuống còn 90% vào tháng 11/2005, xuống 80% vào ngày 11/1/2007 - thời điểm gia nhập WTO, xuống 70% vào tháng 8/2007
- 19/10/2007, thuế của mặt hàng này còn 60%.
- 11/3/2008 bộ Tài chính kí quyết định tăng giá ôtô đầu tiên trong năm 2008 lên 70%.
Tuy ngành công nghiệp ôtô còn non trẻ nhưng trong năm 2007, thị trường ôtô Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp Việt Nam. Năm 2007 là một năm tăng trưởng ngoạn mục của cả thị trường ô tô nội địa lẫn thị trường ôtô nhập khẩu.
Đối với thị trường ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2007 đã khép lại với kết quả rất tốt, với 12.006 chiếc được bán ra trong tháng 12, tăng đến 1.896 chiếc (khoảng 19%) so với tháng 11 và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006. Điều này đã giúp cho tổng doanh số năm 2007 của Hiệp
hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đạt mốc cao nhất trong lịch sử, 80.392 chiếc.
Lượng ôtô nhập khẩu cũng tăng kỷ lục trong năm 2007. Theo Tổng cục Thống kê cho biết, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm ôtô cả năm 2007 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2006, đạt con số kỷ lục 1,44 tỷ USD. Trong đó, đối với các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc chỉ tính riêng tháng 12/2007 đã đạt 5.000 chiếc với giá trị 73 triệu USD. Tính cả năm 2007, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu về nước là 28.000 chiếc, đạt 523 triệu USD (tăng 245% so với năm 2006). Như vậy, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm ôtô khác chủ yếu là các loại linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước đạt 921 triệu USD, tăng gần gấp đôi năm 2006.