Bệnh tích của trâu,bò mắc bệnh sán lá Fasciola

Một phần của tài liệu Luận văn: TỶ LỆ TRÂU BÒ TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU, VAI TRÒ CỦA SÁN LÁ FASCIOLA TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU CỦA TRÂU BÒ Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ pptx (Trang 39 - 41)

Tuỳ theo mức độ nhiễm sán lá mà bệnh tích có sự khác nhau.

Đối với trâu bò nhiễm sán lá nặng, bệnh tích thấy rõ là viêm gan cấp tính, gan sưng to, màu nâu sẫm, xung huyết. Trên mặt gan có thể thấy những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đường di hành của sán lá non tạo thành những vệt đỏ thẫm, dài 2 - 4mm, trong có sán lá non với số lượng nhiều. Lớp thanh mạc xuất huyết nhẹ, đôi khi có tơ huyết. Khi nhiễm nặng thấy viêm phúc mạc, gan xuất huyết nhiều, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

Ở những trâu bò nhiễm sán lá gan đã lâu, gan viêm mãn tính, những chỗ mô gan bị phá huỷ tạo thành sẹo mầu vàng xám. Gan xơ cứng, niêm mạc ống dẫn mật dầy, có hiện tượng canxi hoá mặt trong thành ống. Lòng ống dẫn mật giãn rộng, chứa đầy dịch màu nâu và sán lá Fasciola. Khi ống mật bị canxi hoá nhiều, sán lá ở chỗ đó thường bị chết hoặc chuyển đến chỗ ít biến đổi hơn.

Ngoài gan và ống mật, đôi khi còn thấy sán lá ở phổi trâu, bò. Trường hợp này sán lá ở trong những bọc bằng quả trứng gà hoặc nhỏ hơn, trong chứa dịch màu nâu.

Quan sát biến đổi vi thể dưới kính hiển vi thấy: nhu mô gan mất màu, liên bào ống mật thoái hoá, niêm mạc tăng sinh thành những u, trong u chứa nhiều bạch cầu, lâm ba cầu, bạch cầu ái toan, đại thực bào chứa đầy sắc tố mật và máu. Quá trình viêm tăng sinh lan xuống lớp sâu hơn của ống mật: tổ chức liên kết tăng sinh, lan vào các thuỳ gan làm tan biến tổ chức gan (Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [10]).

Nghiên cứu bệnh sán lá gan ở trâu bò, Phan Địch Lân (1994, 2004) [14] cho biết: khi mổ khám trâu bò bị bệnh sán lá gan thấy có bệnh tích đặc biệt là gan to hơn nhiều so với bình thường (gấp 2 - 3 lần). Gan màu đỏ sẫm, biểu hiện xung huyết. Dưới vỏ gan thấy ứ nước, trên mặt gan còn giữ lại những đường ngoằn nghèo do sán lá di hành. Tổ chức liên kết phát triển tạo nên những sẹo đặc biệt. Trong gan còn thấy những sán lá non không đến được ống dẫn mật, đóng kén to bằng hạt đậu và chết trong kén. Cắt tổ chức gan thấy lạo xạo do biến chất thoái hoá. Do tăng sinh tổ chức liên kết nên gan cứng và xơ gan. Trường hợp viêm phúc mạc xoang bụng chứa nhiều nước (cổ chướng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Thị Kim Thành và cs (1996) [30] đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của trâu bị bệnh sán lá gan, kết quả thấy: số lượng hồng cầu giảm, hàm lượng huyết sắc tố giảm, số lượng bạch cầu tăng, công thức bạch cầu thay đổi nghiêng về bạch cầu ái toan.

Theo Nguyễn Thị Phương Dung (2000) [54] ở tỉnh Bình Định đã xảy ra đợt dịch gây chết nhiều bò, có hộ số lượng bò chết gần hết song chưa rõ nguyên nhân. Bò chết trong tình trạng kiệt sức, suy dinh dưỡng trầm trọng, có con tiêu chảy, có con táo bón, xảy ra trên bò trưởng thành và trên cả bê nghé. Sau khi nghe thông tin, Chi cục Thú y tỉnh kết hợp Trung tâm Thú y Vùng miền Trung đến ổ dịch lấy mẫu xét nghiệm đã kết luận: nguyên nhân gây chết bò là do nhiễm sán lá gan rất nặng.

Một phần của tài liệu Luận văn: TỶ LỆ TRÂU BÒ TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU, VAI TRÒ CỦA SÁN LÁ FASCIOLA TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU CỦA TRÂU BÒ Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ pptx (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)