Cơ chế sinh bệnh của bệnh sán lá Fasciola

Một phần của tài liệu Luận văn: TỶ LỆ TRÂU BÒ TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU, VAI TRÒ CỦA SÁN LÁ FASCIOLA TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU CỦA TRÂU BÒ Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ pptx (Trang 30 - 33)

Theo các nhà ký sinh trùng học, sán lá gan gây bệnh ở vật chủ bằng các tác động cơ học, tác động của độc tố, sự chiếm đoạt dinh dưỡng và tác động

Bào ấu Fasciola (ống dẫn mật) Phân As, t o , pH MT nước Mao ấu Trứng Lôi ấu Ốc nước ngọt Vĩ ấu Rời KCTG Nang ấu

(Lơ lửng trong nước hoặc bám vào cỏ thuỷ sinh) sinh)

Trâu, bò nuốt phải nang ấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mang trùng. Khi trâu bò mới nhiễm bệnh, sán lá non di hành trong cơ thể làm tổn thương ở ruột, thành mạch máu, nhu mô gan. Một số ấu trùng có thể theo máu di chuyển "lạc chỗ" đến phổi, lách, cơ hoành, tuyến tuỵ,...gây tổn thương và xuất huyết nặng hoặc nhẹ. Sán lá non xuyên qua các nhu mô gan, làm tổ chức gan bị phá hoại, tạo ra những đường di hành đầy máu và mảnh tổ chức gan bị phá huỷ. Gan bị viêm từ nhẹ đến nặng tuỳ theo số lượng ấu trùng nhiễm vào cơ thể. Trâu bò bị thiếu máu do xuất huyết, có thể chết do mất máu.

Tác động cơ giới của sán lá còn tiếp tục khi sán lá đã vào ống dẫn mật, tiếp tục tăng lên về kích thước và phát triển thành sán lá trưởng thành. Sán lá trưởng thành thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật bằng các gai cutin trên cơ thể, gây viêm ống mật. Số lượng sán lá nhiều có thể làm tắc ống mật, mật ứ lại không xuống ruột được sẽ tràn vào máu, gây hiện tượng hoàng đản.

Trong quá trình ký sinh, sán lá thường xuyên tiết độc tố. Độc tố tác động vào thành ống mật và mô gan, gây biến đổi đại thể và vi thể, làm tăng quá trình viêm. Đồng thời, độc tố của sán lá còn hấp thu vào máu, gây hiện tượng trúng độc toàn thân, gây huỷ hoại máu, làm biến chất protein trong máu, làm Albumin giảm, Globulin tăng. Độc tố của sán lá còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng bạch cầu (đặc biệt là bạch cầu ái toan). Độc tố của sán lá còn tác động vào thần kinh, làm cho con vật có triệu chứng thần kinh (run rẩy, đi xiêu vẹo,…). Độc tố của sán lá gan tác động vào thành mạch máu, làm tăng tính thẩm thấu của thành mạch, gây hiện tượng thuỷ thũng, làm cho máu đặc lại. Cũng do tác động của độc tố nên giữa những tiểu thuỳ gan có hiện tượng thấm nhiễm huyết thanh và tế bào, hình thành nên các mô liên kết mới dọc theo các vách ngăn của tiểu thuỳ gan và quanh ống mật, vì vậy những ống mật này cũng dày lên. Quá trình viêm kéo dài làm cho các tế bào yêu cầu tăng sinh, thay thế những tế bào nhu mô gan, gây hiện tượng xơ gan và teo gan. Khi trâu bò nhiễm sán lá gan nặng, hiện tượng xơ gan chiếm diện tích lớn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gan, làm cho chức năng của gan bị phá huỷ. Từ đó dẫn đến hàng loạt rối loạn khác như: rối loạn cơ năng dạ dày - ruột, thiếu máu, suy nhược, gầy dần, cổ chướng, xoang phúc mạc tích nước.

Một tác động quan trọng của Fasciola khi ký sinh ở vật chủ là chiếm đoạt dinh dưỡng. Dinh dưỡng của sán lá gan là máu trâu bò mà nó ký sinh. Bằng phương pháp phóng xạ, người ta đã thấy mỗi sán lá ký sinh ở ống dẫn mật lấy 0,2ml máu mỗi ngày. Như vậy, nếu trâu bò nhiễm ít sán lá thì vai trò chiếm đoạt dinh dưỡng không rõ, nhưng nếu mỗi trâu bò có hàng trăm, hàng nghìn sán lá ký sinh thì lượng máu mất đi rất nhiều.

Ngoài các tác động gây bệnh trên, trong khi di hành, sán lá non còn mang theo các loại vi trùng từ bên ngoài vào máu, gan và những cơ quan khác, gây những bọc mủ hoặc gây bệnh truyền nhiễm ghép với bệnh sán lá gan.

Tất cả những tác động kể trên của sán lá Fasciola làm cho sức đề kháng của cơ thể trâu, bò giảm sút nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh khác, hoặc làm cho các bệnh đang có trong cơ thể trâu bò nặng thêm lên.

Daves (1958) nhận xét rằng, gia súc bị suy nhược và thiếu máu là do độc tố của F.gigantica, độc tố của sán lá còn tác động gây hiện tượng protein trong huyết thanh biến chất lượng Albumin giảm và Globulin tăng. Davtjan (1962) đã chứng minh, quá trình dị ứng của cơ thể trâu bò và kết quả tác động của các kháng nguyên sinh ra từ sán lá với kháng thể xuất hiện trong tổ chức gan, và các chất sinh ra từ tổ chức khác bị huỷ hoại. Quá trình dị ứng dẫn đến những rối loạn đầu tiên, biểu hiện bằng hiện tượng suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, bằng sự tăng quá nhiều bạch cầu ái toan trong cơ thể.

Theo Hồ Việt Mỹ và cs (2000) [58], sán lá gan lớn thường gây tổn thương gan và có thể gây nên những biến chứng nặng nề ở vật chủ. Trâu, bò được xem là vật chủ chính của sán lá gan lớn và người là vật chủ tình cờ do ăn rau sống hoặc uống nước bị nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Luận văn: TỶ LỆ TRÂU BÒ TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU, VAI TRÒ CỦA SÁN LÁ FASCIOLA TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU CỦA TRÂU BÒ Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ pptx (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)