PHỤ LỤC: DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

Một phần của tài liệu Phê chuẩn tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng của người khai thác tàu bay ppt (Trang 27 - 29)

D. Huấn luyện phải bao gồm các nội dung sau:

PHỤ LỤC: DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU

(a) Tàu bay không được phép bay nếu trong Giấy chứng nhận tàu bay không cho phép có sai lệch so với yêu cầu, trừ khi tất cả các thiết bị và hệ

thống họat động tốt. Kinh nghiệm đã chứng minh rằng một số thiết bị không

hoạt động vẫn có thể được chấp nhận trong một thời gian ngắn khi các hệ

thống và thiết bị còn lại đảm bảo duy trì hoạt động khai thác an toàn.

(b) Cục HKVN thực hiện phê chuẩn danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) cho Người khai thác, trong danh mục chỉ ra các hệ thống và thiết bị có thể

không hoạt động trong những điều kiện bay nhất định, với ý nghĩa không

chuyến bay nào được thực hiện với các hệ thống và thiết bị không hoạt động

ngoài những chuyến bay đã được xác định.

(c) Danh mục thiết bị tối thiểu được xây dựng dựa trên cơ sở danh mục

thiết bị tối thiểu gốc (MMEL) được tổ chức thiết kế loại kết hợp với quốc

gia thiết kế soạn thảo cho từng loại tàu bay. Danh mục thiết bị tối thiểu phải quy định cụ thể và chặt chẽ hơn so với Danh mục thiết bị tối thiểu gốc.

(d) Người có AOC trong quá trình cấp Giấy chứng nhận phải chuẩn bị

danh mục thiết bị tối thiểu cho phép khai thác tàu bay với một số hệ thống

và thiết bị nhất định không hoạt động với điều kiện vẫn duy trì được mức an

toàn chấp nhận.

(e) Mục đích của danh mục thiết bị tối thiểu không phải là để khai thác

tàu bay với các hệ thống và thiết bị không hoạt động trong khoảng thời gian

không giới hạn. Mục đích cơ bản của danh mục là cho phép khai thác tàu bay một cách an toàn với các hệ thống và thiết bị không hoạt động trong

khuôn khổ một chương trình sửa chữa và thay thế thiết bị có kiểm soát và hợp lý.

(f) Người có AOC phải đảm bảo không chuyến bay nào được bắt đầu

với nhiều khoản mục trong danh mục thiết bị tối thiểu không hoạt động khi chưa xác định rằng bất kỳ mối quan hệ qua lại nào giữa các hệ thống hoặc

thiết bị không hoạt động cũng không dẫn đến giảm sút mức an toàn một cách không chấp nhận được và/hoặc tăng quá mức khối lượng công việc của tổ

lái.

(g) Nguy cơ xảy ra hỏng hóc bổ sung khi khai thác với các thiết bị và hệ

thống không hoạt động cũng cần được xem xét nhằm xác định mức an toàn chấp nhận được duy trì. Danh mục thiết bị tối thiểu không được quy định

khác so với các yêu cầu trong phần các giới hạn của tài liệu hướng dẫn bay, các phương thức khẩn nguy, hoặc các yêu cầu về tiêu chuẩn đủ điều kiện

chức trách tiêu chuẩn đủ điều kiện bay phù hợp hoặc tài liệu hướng dẫn bay có quy định khác.

(h) Các hệ thống hoặc thiết bị không hoạt động chấp nhận cho chuyến

bay phải được đánh dấu hoặc dán nhãn nếu phù hợp và phải được ghi trong

nhật ký kỹ thuật tàu bay để thông báo cho tổ lái và nhân viên bảo dưỡng về

hệ thống và thiết bị không hoạt động.

(i) Trên cơ sở MMEL của nhà sản xuất, đối với các hệ thống hoặc thiết

bị được chấp nhận không hoạt động khi khai thác bay có thể cần phải thiết

lập một quy trình bảo dưỡng nhằm làm cho hệ thống hoặc thiết bị này không hoạt động trở lại trong khi bay, hoặc cách ly chúng, trước khi thực hiện

Một phần của tài liệu Phê chuẩn tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng của người khai thác tàu bay ppt (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)