Hệ thống sử dụng TDMA hoạt động theo kênh tần số, trong đó các caller sử dụng chế độ chia sẻ thời gian theo kênh tấn số này, mỗi caller sẽ sử dụng một khe thời gian trong cả chuỗi khe thời gian.
Ƣu điểm của hệ thống TDMA: tăng hiệu quả truyền dữ liệu. Công nghệ TDMA phân chia ngƣời sử dụng theo thời gian vì vậy đảm bảo cho các sự truyền thông diễn ra đồng thời không gây ra xung đột.
Bên cạnh đó, một nhƣợc điểm của TDMA là mỗi một caller có một khe thời gian đƣợc định nghĩa trƣớc, kết quả là khi mà một caller đang đi lang thang từ khối này sang khối khác thì tất cả khe thời gian của khối tiếp theo đã bị chiếm dữ, vì vậy có thể bị ngừng kết nối.
2.3.2. Công nghệ GSM
GSM(Group Special Mobile hoặc Global System for Mobile Communication) Công nghệ này trƣớc kia phát triển chủ yếu ở Châu Âu và Mĩ. Tuy nhiên, ngày nay GSM đã phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới. Hệ thống triển khai GSM là DECT (digital enhanced cordless telephony), dùng chuẩn IS – 136 và iDEN(integrated Digital Enhanced Network).
2.3.3. Công nghệ CDMA
CDMA và GSM thuộc thế hệ 2G. Công nghệ CDMA hoạt động ở dải tần 1.25MHz, đƣợc đặc tả trong chuẩn IS – 95. CDMA cho sử dụng toàn bộ phổ tần số, có khả năng đồng bộ ngƣời dùng tuy nhiên mức độ điện năng của toàn bộ ngƣời dùng phải nhƣ nhau, tại trạm cơ sở biết mọi ngƣời dùng. Tín hiệu truyền đi với chất lƣợng tốt, giao tiếp an toàn. Ngày nay có khá nhiều các chuẩn mobile phone đang đƣợc phát triển dựa trên công nghệ CDMA.
2.3.4. Công nghệ WiFi
Wifi - Wireless Fidelity là tên gọi mà các nhà sản xuất đặt cho một chuẩn kết nối không dây (IEEE 802.11), công nghệ sử dụng sóng radio để thiết lập hệ thống kết nối mạng không dây. Công nghệ WiFi cho phép kết nối Internet vô tuyến với tốc độ cực nhanh, có thể sử dụng trong vòng bán kính từ vài chục mét trở lên. Bằng cách thiết lập nhiều điểm truy cập hay còn gọi là “điểm nóng” (hot spots). Đây là công nghệ mạng đƣợc thƣơng mại hóa tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Một mạng Internet không dây Wifi thƣờng gồm ba bộ phận cơ bản: điểm truy cập (Access Point); card giao tiếp mạng (Network Interface Card - NIC); và bộ phận thu phát, kết nối thông tin tại các nút mạng gọi là Wireless CPE (Customer Premier Equipment). Trong đó, Access Point đóng vai trò trung tâm của toàn mạng, là điểm phát và thu sóng, trao đổi thông tin với tất cả các máy trạm trong mạng, cho phép duy trì kết nối hoặc ngăn chặn các máy trạm tham gia vào mạng. Một Access Point có thể cho phép tới hàng nghìn máy tính trong vùng phủ sóng truy cập mạng cùng lúc.
Đến nay, Viện Kỹ thuật điện và Điện tử của Mỹ (Institute of Electrical and Electronic Engineers - IEEE) đã phát triển ba chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng LAN không dây gồm: chuẩn 802.11a ở tần số 5,lGHz, tốc độ 54Mbps; chuẩn 802.11b ở tần số 2,4 GHz, tốc độ 11 Mbps; và chuẩn 802.11g ở tần số 2,4GHz, tốc độ 54Mbps. Các ứng dụng mạng LAN, hệ điều hành hoặc giao thức mạng, bao gồm cả TCP/IP, có thể chạy trên mạng không dây WLAN (Wireless Local Area Network) tƣơng thích chuẩn 802.11 dễ dàng mà không cần tới hệ thống cáp dẫn lằng nhằng.
Wifi đặc biệt thích hợp cho nhu cầu sử dụng di động và các điểm truy cập đông ngƣời dùng. Nó cho phép ngƣời sử dụng truy cập mạng giống nhƣ khi sử dụng công nghệ mạng máy tính truyền thống tại bất cứ thời điểm nào trong vùng phủ sóng. Thêm vào đó, Wifi có độ linh hoạt và khả năng phát triển mạng lớn do không bị ảnh hƣởng bởi việc thay đổi lại vị trí, thiết kế lại mang máy tính. Cũng vì là mạng không
dây nên Wifi khắc phục đƣợc những hạn chế về đƣờng cáp vật lý, giảm đƣợc nhiều chi phí triển khai thi công dây mạng và không phải tác động nhiều tới cơ sở hạ tầng.
2.3.5. Công Nghệ WiMax
WiMax cũng tƣơng tự nhƣ WiFi. Cả hai đều tạo ra các điểm nóng truy nhập, tức là vùng xung quanh một ăngten trung tâm để mọi ngƣời có thể chia sẻ thông tin và truy nhập Internet chỉ bằng một chiếc laptop đã cài đặt. Trong khi Wi-Fi chỉ bao phủ trong vùng rộng vài trăm feet (1 feet = 0,3048m), WiMax có thể bao phủ vùng rộng 25 đến 30 dặm. Nhƣ vậy, WiMax có thể đƣợc dùng để thay thế cả các công nghệ băng thông rộng truyền thống, sử dụng đƣờng điện thoại cố định và dây cáp. Công nghệ WiMax sử dụng băng tần 10 MHz hứa hẹn tốc độ truyền 30 Mb/giây trong phạm vi 1 km ở khu vực đông dân và 5 km ở vùng hẻo lánh. WiMax sử dụng chuẩn OFDM (Phân chia tần số trực giao) với khả năng tiêu thụ năng lƣợng thấp hơn WiFi. OFDM có thể thu hẹp băng thông khi kết nối mạng và chỉ áp dụng tốc độ cao nhất trong quá trình truyền thông tin. Khi gói dữ liệu đã tới nơi, hệ thống chuyển sang chế độ không hoạt động trong khi WiFi không thể thực hiện đƣợc điều này."Wimax là tiềm năng lớn cho công nghệ mạng di động thế hệ 4 (4G)".
2.3.6. Công nghệ GPRS
GPRS đã đƣợc nhắc đến nhiều trong khoảng 3-4 năm trở lại đây. GPRS (General Packet Radio Service) là công nghệ chuyển mạch gói đƣợc phát triển trên
nền tảng công nghệ thông tin di động toàn cầu (GSM: Global System for Mobile) sử
dụng đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA: Time Division Multiple Access).
Với công nghệ GPRS, tốc độ đƣờng truyền có thể đạt tới 150 Kbp/s, gấp tới 15 lần
đƣờng truyền hiện nay (GSM mới chỉ đạt tốc độ 9,6kbp/s). Ngƣời sử dụng có thể truy cập Internet từ điện thoại di động có tính năng WAP để gửi tin nhắn hình ảnh và âm thanh; chia sẻ các kênh truyền số liệu tốc độ cao và ứng dụng đa phƣơng tiện; truyền ảnh, truyền dữ liệu tốc độ cao, thƣơng mại điện tử... GPRS là bƣớc quan trọng hội nhập tới các mạng thông tin thế hệ ba (3G).