Giải pháp về phía Hiệp hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 73)

Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực

Một nguyên nhân quan trọng làm cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả dẫn tới chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập là do lực lượng cán bộ còn yếu kém về năng lực và trình độ. Hầu hết là được đào tạo trong thời kỳ nền kinh tế được quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vì vậy, rất lúng túng khi chuyển sang hoạt động kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường, trong môi trường luật pháp sơ khai, không đồng bộ. Khả năng phân tích và hoạch định chương trình của cán bộ là rất yếu. Do đó, cần có các giải pháp đồng bộ đào tạo đội ngũ cán bộ vừa có trình độ, năng lực chuyên môn cao, vừa có phẩm chất đạo đức tốt:

- Nhanh chóng nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ am hiểu về pháp luật và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ theo cơ chế thị trường thông qua đào tạo và đào tạo lại.

- Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và thực hiện luân phiên cán bộ thanh tra để hạn chế những hiện tượng tiêu cực

- Thường xuyên trau dồi đạo đức, tác phong làm việc khoa học

Bên cạnh việc nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng khả năng hội nhập Quốc tế cũng là một yêu cầu rất cấp bách. Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động của các Hiệp hội, đặc biệt là hệ thống các Hiệp hội lớn đã được hiện đại hoá, tuy nhiên còn thấp so với yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động và còn khoảng cách khá xa so với khu vực và thế giới. Vì vậy, cần có các giải pháp hiện đại hoá cơ sở vật chất nhằm tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới. Trong đó, đặc biệt cần hiện đại hoá hệ thống thông tin. Chính vì thiếu thông tin và khả năng trao đổi thông tin giữa các tổ chức hạn chế dẫn đến khả năng phân tích và triển khai các hoạt động của Hiệp hội không hiệu quả. Do đó, cần phải có giải pháp xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, nối mạng thông suốt giữa các chủ thể tham gia hoạt động.

Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh

Hiệp hội cũng cần có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu Việt Nam rộng khắp trong nước cũng như tại thị trường nước ngoài để người tiêu dùng biết đến các thương hiệu Việt Nam nhiều hơn nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cụ thể:

- Hỗ trợ doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu qua nhiều kênh khác nhau như: quảng cáo trên website, quảng cáo thông qua các ấn phẩm, đĩa CD, video của Cục xúc tiến Thương mại, qua các Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài, quảng cáo trên các báo Việt Nam xuất bản bằng tiếng Anh, các báo kinh tế có

VTV4 nhằm vào đối tượng Việt kiều. Tiến tới, quảng cáo trên các tạp chí kinh tế, thương mại của khu vực và thế giới.

- Kết hợp với Vietnam Airlines, Tổng cục Du lịch xây dựng một chương trình quảng cáo Thương hiệu quốc gia và các thương hiệu nổi tiếng Việt Nam tới khách du lịch nước ngoài.

- Quảng cáo Thương hiệu quốc gia qua các sự kiện thể thao văn hoá trong nước và quốc tế.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các cuộc triển lãm và tiếp thị quốc tế. Việc nhà nước đứng ra hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hoặc tham gia triển lãm quy mô lớn sẽ tạo được hình ảnh chung và gây được tiếng vang cho các thương hiệu hàng hoá Việt Nam.

Bên cạnh vấn đề về hàng nhái, hàng giả thì việc doanh nghiệp bị đăng ký mất thương hiệu ở nước ngoài cũng là vấn đề mà Hiệp hội cần lưu ý. Để tránh tình trạng này, trước tiên, Hiệp hội phải tăng cường khuyến cáo các doanh nghiệp nên nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, ở những nước hiện chưa xuất khẩu tới nhưng sẽ có tiềm năng trong tương lai. Cung cấp thông tin về luật pháp các nước, về thị trường ngoài nước để doanh nghiệp có được cái nhìn đầy đủ và làm tốt hơn vấn đề đăng ký thương hiệu ở nước ngoài. Hiệp hội nên trợ giúp doanh nghiệp trong việc chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục đăng ký.

Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã tham gia Công ước Stockholm, trở thành thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới từ năm 1976; Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp từ năm 1949; Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế các nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1949; Hiệp ước Washington về Hợp tác Patent từ năm 1993. Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản pháp luật dưới dạng Bộ luật, Nghị định, Thông tư để quản lý các vấn đề liên quan tới nhãn hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài cần tăng cường hỗ trợ bảo hộ cho thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam bằng cách theo dõi tình hình, khi

thấy có tình trạng xâm phạm thương hiệu thì kịp thời thông báo cho doanh nghiệp biết và phối hợp tìm biện pháp xử lý.

Tình trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu thông tin về thị trường, về khách hàng, đặc biệt là thông tin về thị trường nước ngoài. Các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước phối hợp với Hiệp hội cần tích cực tìm hiểu thông tin về thị trường, về nhu cầu của khách hàng, về môi trường kinh doanh và các yếu tố văn hoá ảnh hưởng tới kinh doanh … và nhanh chóng chuyển những thông tin ấy đến các doanh nghiệp. Có được sự hỗ trợ thông tin ấy, doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược xây dựng và quảng bá cho các nhãn hiệu của mình cho phù hợp với từng thị trường khác nhau. Các cơ quan xúc tiến thương mại cũng có thể giúp các doanh nghiệp quảng bá nhãn hiệu sản phẩm thông qua các hoạt động như hội chợ, triển lãm, tổ chức những ngày hội hàng Việt Nam tại nước ngoài.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng nên hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chương trình đào tạo (như tập huấn, hướng dẫn kỹ năng xây dựng và quảng bá nhãn hiệu, tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về nhãn hiệu...) cho các doanh nghiệp để họ có thể tiếp cận với những kiến thức mới một cách có hệ thống và đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện còn yếu về chiến lược xây dựng nhãn hiệu cũng là do họ chưa hiểu biết đầy đủ về vấn đề này, chưa có nhiều kinh nghiệm nên không biết phải bắt đầu từ đâu.

Các cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể gián tiếp trợ giúp doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu sản phẩm bằng cách hỗ trợ nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ của các cơ quan chuyên nghiệp về tư vấn (các tổ chức xúc tiến của Nhà nước và lực lượng dịch vụ, tư vấn của tư nhân) để đáp ứng hiệu quả hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp .

Tăng cường hoạt động nghiên cứu và xúc tiến thương mại

Hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại là một hoạt động rất quan trọng nhằm xâm nhập, mở rộng thị trường và tổ chức các hoạt động kinh doanh

cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Để tăng cường các hoạt động này, hiệp hội cần áp dụng những biện pháp sau:

- Tăng cường các hoạt động khảo sát thị trường

Để trực tiếp đi khảo sát thị trường nước bạn, hiệp hội có thể tự thành lập đoàn khảo sát hoặc tham gia các đoàn khảo sát thị trường do các cơ quan quản lý của Nhà nước, của các tỉnh thành, hoặc do các tổ chức hỗ trợ phát triển thương mại, các tổ chức xúc tiến thương mại tổ chức. Dù tiến hành theo hình thức nào thì hiệp hội cũng phải lập một kế hoạch khảo sát cụ thể từ việc lựa chọn đoàn khảo sát, mục đích và yêu cầu cần phải đạt được, biện pháp và cách thức tổ chức tiến hành…Sau mỗi một lần tổ chức đều phải đánh giá rút kinh nghiệm cho các lần sau.

Khảo sát thị trường nước ngoài là một vấn đề khó khăn và phức tạp đối với các doanh nghiệp. Trước mắt, tuỳ vào quy mô của Hiệp hội mà lựa chọn hình thức, quy mô đoàn khảo sát, thời gian và quy mô thị trường khảo sát cho phù hợp với doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở tăng dần quy mô cho các lần khảo sát tiếp theo.

- Tăng cường các hoạt động khảo sát thị trường Nhu cầu về thông tin của thị trường bao gồm:

+ Các thông tin về thị trường thế giới và khu vực nói chung

+ Các thông tin về thị trường nước láng giềng như thông tin về luật pháp, về phát triển kinh tế, về chính sách xuất nhập khẩu, giá cả, nhu cầu hàng hoá của nước bạn, hệ thống thanh toán, hệ thống cơ sở hạ tầng và các thông tin về doanh nghiệp nước bạn.

+ Các thông tin về thị trường Việt Nam

Các kênh thông tin mà Hiệp hội có thể thu thập ngoài các nghiên cứu khảo sát thị trường còn có thể qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội chợ triển lãm, các cuộc hội thảo, qua các văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài, qua các tổ chức xúc tiến thương mại, qua hệ thống khách hàng, và Việt

kiều ở nước láng giềng…Các thông tin này phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, chính xác và kịp thời.

- Tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động thương mại với thị trường các nước để hiểu biết thêm về thị trường, về kinh nghiệm phát triển và mở rộng thị trường, về phương thức kinh doanh…Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi, học tập và bổ sung kiến thức để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

- Thực hiện các chiến lược quảng cáo trên thị trường nước bạn. Hình thức này rất phù hợp với các doanh nghiệp có những mặt hàng truyền thống xuất khẩu sang các nước láng giềng. Thực hiện quá trình quảng cáo sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp và nhãn hiệu của doanh nghiệp. Điều này có tác dụng to lớn và lâu dài trong sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w