hoàn tất giấy tờ mà công ty giao sau đòi hỏi, tiến trình mua bán được tiến hành theo quy trình sau:
(1) Bên mua và bên bán nông sản đặt lệnh mua bán tại bộ phận nhận lệnh của Công ty giao sau.
(2) Bộ phận nhận lệnh ghi các điều khoản chủ yếu trong hợp đồng giao sau vào phiếu lệnh và chuyển phiếu lệnh cho bộ phận giao lệnh.
(3) Bộ phận giao lệnh chuyển phiếu lệnh cho người môi giới trên sàn của mình (người đại diện cho công ty giao sau mà các bên mở tài khoản).
(4) Người môi giới trên sàn này giới thiệu lệnh trên với những người môi giới khác. (5) Những người môi giới này sẽ tiến hành đấu giá và thi hành lệnh đó.
(6) Sau khi có kết quảđấu giá, cả hai đơn chào hàng và đơn chấp nhận chào hàng được chuyển cho Cơ quan thanh lý ghi vào sổ theo dõi.
(7) Người môi giới trên sàn nhận thông báo xác nhận lệnh đã thi hành. Nhà đầu tư (Mua/bán nông sản) Bộ phận nhận lệnh Bộ phận giao lệnh Người môi giới (Đại diện Cty giao sau) Những người môi giới trên sàn (5) CƠ QUAN THANH LÝ SÀN GIAO DỊCH
CÔNG TY GIAOSAU
(1) (2) (3) (4) (2) (3) (4) (6) (7) (8) (9) (10)
(8) Thông báo xác nhận sẽđược chuyển lại cho Bộ phận giao lệnh của công ty giao sau.
(9) Bộ phận giao lệnh xác nhận vào hệ thống theo dõi của mình chuyển sang bộ phận nhận lệnh.
(10) Bộ phận nhận lệnh nhận thông báo và xác nhận cho khách hàng là lệnh mua bán đã được thi hành.
Trên đây chỉ là mô hình dự kiến trong giai đoạn đầu khi mới thành lập thị trường giao sau, đến khi thị trường vận hành tốt, chúng ta sẽ mở rộng đối tượng tham gia cũng như chủng loại hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư.
Kết luận chương 3:
Hình thành và phát triển thị trường giao sau có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, đưa đất nước đi lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên Thế giới.
Vì vậy, để phát triển thị trường này một cách hiệu quả theo nhưđịnh hướng phát triển của Nhà nước, ngay từ lúc này, chúng ta cần nghiên cứu, học tập về sự phát triển thị trường giao sau của các nước. Và trên cơ sở thực tế tại Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực cụ thể cho các đối tượng có vai trò quan trọng giúp thị trường phát triển là Nhà nước - các cơ quan chức năng; Doanh nghiệp; Các tổ chức trung gian - môi giới và cuối cùng là người nông dân. Trong đó, Nhà nước có vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng những quy định pháp luật về thị trường giao sau để sớm hình thành các quan hệ giao sau tại Việt Nam, tuyên truyền, vận động, thúc đẩy, tạo điều kiện cho các thành phần khác tham gia thị trường một cách dễ dàng và có thể kiểm soát. Các giải pháp của đề tài chỉ mang tính lý luận và định hướng, vì vậy, cần kết hợp với những giải pháp mang tính kỹ thuật để hướng tới xây dựng một thị trường tiêu thụ nông sản hiệu quả, tạo điều kiện thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn đầu mới thành lập thị trường giao sau, chúng ta chỉ nên thực hiện mô hình sàn giao sau trong phạm vi hẹp nhằm mục đích thử nghiệm và dần hoàn thiện. Bước sang giai đoạn hoàn thiện, chúng ta sẽ mở rộng các đối tượng tùy theo nhu cầu của thị trường.
KẾT LUẬN
Hiện nay trên Thế Giới, các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng giao sau (Futures), hợp đồng quyền chọn (Option), hợp đồng hoán chuyển lãi suất (Swap)… ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Việt Nam gia nhập WTO, từng bước hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa, vì vậy, chuyển sang nền sản xuất hiện đại là con đường tất yếu của nền nông nghiệp nước ta. Đó là một hoạt động vô cùng khó khăn và phức tạp bởi thị trường nông sản chứa đựng nhiều rủi ro do biến động giá cả. Trong thời gian qua, nước ta đã từng bước phát triển, đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để không ngừng phát huy và nâng cao những thành quả đạt được, chúng ta cần phải xây dựng thị trường tiêu thụ nông sản hoàn thiện hơn cả về quy mô, trình độ và hiệu quả với những hình thức mua bán hiện đại, phù hợp nền kinh tế thị trường.
Từ những kinh nghiệm quốc tế và những lý luận đã được nghiên cứu trong đề tài, tôi giới thiệu hình thức thị trường giao sau nông sản. Đây là một hình thức hiệu quả, đã được áp dụng từ rất lâu trên Thế giới. Để nói lên tính cấp thiết của việc xây dựng thị trường này, đề tài đã tập trung phân tích vai trò của nó đối với nền kinh tế và đối với cả việc quản lý nhà nước.
Từ thực tiễn tình hình giao dịch nông sản tại Việt Nam, từ những mặt đạt được và chưa đạt được cũng như nhận ra nguyên nhân gây khó khăn trong tiêu thụ nông sản tại Việt Nam, đề tài chỉ gợi ý một số giải pháp mang tính lý luận, định hướng để hướng tới xây dựng một thị trường tiêu thụ nông sản có khả năng hài hòa được lợi ích giữa người sản xuất với các nhà kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
Đến nay, loại hình thị trường này cũng đã được Nhà nước ta quan tâm rất nhiều và đã xây dựng một số cơ sở ban đầu để tiến hành từng bước thành lập. Tuy nhiên, tất cảđều còn rất sơ khai, chưa được ứng dụng nhiều trong thực tiễn. Do vậy, khi thực hiện đề tài, bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn về các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn, vì thế những vấn đề nêu ra còn nhiều sai sót và hạn chế cũng như tôi chỉ đưa ra mô hình cơ bản, từ đó tạo bước đệm để tất cả mọi người nghiên cứu sâu hơn về thị trường này.