Chủ thể trong hợp đồng giao sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải pháp pháp triển thị trường Nông sản giao sau tại Việt Nam hậu WTO (Trang 71 - 72)

Đó là các thành phần tham gia thị trường giao sau gồm những người bảo hộ hàng hóa nông sản, nhà đầu cơ và các chủ thểđóng vai trò trung gian khác.

¾ Đối với người bảo hộ, Nhà nước cần có những ưu đãi cụ thể giúp họ bảo vệ rủi ro một cách hiệu quả. Người bảo hộ có thể bảo hộ hàng hóa của mình bằng cách lập hợp đồng giao sau. Trên cơ sở hợp đồng giao sau, người bảo hộ có thể giao dịch hàng hóa thật sự hoặc không giao nhận hàng. Khi đến hạn xác nhận thi hành thì họ phải báo cho Cơ quan thanh lý về việc thực hiện hợp đồng, nếu không thì cơ quan thanh lý sẽ tự động thanh lý hợp đồng đó bằng nghiệp vụ thanh toán bù trừ.

¾ Đối với nhà đầu cơ, họ là thành phần không thể thiếu của thị trường giao sau nên pháp luật cần phải quy định một cách thông thoáng để tất cả mọi người đều có khả năng tham gia nhưng đồng thời cũng phải kiểm soát chặt chẽ để tránh việc đầu cơ quá mức gây lũng đoạn thị trường. Nhà đầu cơ lập hợp đồng giao sau không vì mục đích giao nhận hàng hóa thực sự, do đó, các Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch cần quy định thời gian là ngày hợp đồng đến hạn. Nếu đến ngày đó, nhà đầu cơ không tự thanh lý hợp đồng thì họ cũng bị thanh lý hợp

đồng như người bảo hộ. Khoản chênh lệch giá mua, bán ban đầu so với giá đáo hạn là khoản lời, lỗ của người đó.

Ngoài ra, sự tồn tại của các chủ thể trung gian khác như Sở giao dịch (hoặc Trung tâm giao dịch), công ty giao sau có ý nghĩa đặc biệt trong việc thiết lập, thi hành, thanh lý hợp đồng, đảm bảo trật tự chung cho cả thị trường, tạo thị trường mua bán liên tục, lành mạnh và bình ổn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải pháp pháp triển thị trường Nông sản giao sau tại Việt Nam hậu WTO (Trang 71 - 72)