Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 43 - 45)

- Phải là ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

b. Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận.

2.2.3.4. Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh.

2.2.3.4.1. Đánh giá phương án kinh doanh .

Khi đánh giá phương án kinh doanh thì CBTD cần đánh giá trên 2 phương diện:

* Về tính khả thi:

- Phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của phương án kinh doanh. - Khả năng thực hiện phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tính toán nguyên vật liệu đầu vào và hướng phát triển đối với nguyên vật liệu trong tương lai.

- Xác định giá cả trong phương án kinh doanh hợp lý, đảm bảo phù hợp với giá cả thị trường hiện tại và trong tương lai đối với từng loại sản phẩm.

- Xác định chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm.

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm.

* Về tính hiệu quả: CBTD xem xét các số liệu mà doanh nghiệp đưa ra rồi đem so sánh, đối chiếu và dự đoán với những biến động của thị trường. Từ những so sánh, tính toán, đối chiếu đó CBTD tính ra được lợi nhuận ước đoán, từ đó CBTD suy ra phương án đó có hiệu quả hay không? Nhưng lợi nhuận tính toán ra bao nhiêu là hợp lý lại phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của CBTD, cũng như những cảm nhận mang tính chủ quan.

Trên cơ sở việc phân tích tính khả thi và hiệu quả kinh tế của phương án vay vốn, xác định các nguồn thu từ phương án kinh doanh từ doanh nghiệp để hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

Trên cơ sở vòng quay vốn của doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn của khoản vay từ đó xác định nhu cầu vay và thời hạn trả nợ cho phù hợp.

2.2.3.4.2. Xác định nhu cầu vay.

 Đối với cho vay theo món (cho vay từng lần)

- Đối tượng áp dụng: được áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ không thường xuyên, có nguồn thu không ổn định và một số nhu cầu vay theo món khác.

- Xác định nhu cầu:

Nhu cầu vay = CP cần thiết cho SXKD – VTC – Vốn khác

CP cần thiết SXKD =Giá trị hợp đồng – Khấu hao – Thuế – LN kế hoạch

Vốn khác gồm vốn vay TCTD khác, vốn ứng trước của đối tác trong hoạt động kinh tế, vốn huy động khác.

Mức trả nợ và kỳ hạn trả nợ đối với hình thức cho vay theo món có thể được xác định dựa trên cơ sở chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc khả năng thu tiền từ phương án vay.

 Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với khách hàng có SXKD ổn định, có hiệu quả và có nhu cầu tín dụng thường xuyên.

- Cách thức, cơ sở xác định nhu cầu vốn. + Báo cáo quyết toán của năm trước.

+ Báo cáo quyết toán tại thời điểm gần nhất. + Kế hoạch SXKD quý, năm.

+ Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công. - Xác định hạn mức tín dụng.

+ Vòng quay vốn lưu động được tính toán dựa vào quyết toán của năm trước và tính theo công thức:

- Kỳ hạn nợ được xác định theo từng lần nhận nợ cụ thể phù hợp với chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng.

Nhận xét chung: Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp là một công việc hết sức quan trọng trước khi cho vay. Trong bước này CBTD ở SCB ĐN đã tiến hành khá tốt và tương đối đầy đủ thể hiện qua những mặt sau:

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w