Phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 36 - 39)

- Phải là ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

a. Phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán là danh mục chính thức về tài sản và nguồn vốn của đơn vị, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Khi phân tích bảng cân đối kế toán, CBTD phải làm rõ được loại tài sản mà doanh nghiệp đang sử hữu và giá trị của chúng.

Phân tích tình hình sử dụng, khai thác tài sản.

- Tài sản của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản cố định và tài sản lưu động.

+ Tài sản cố định thể hiện quy mô hoạt động, năng lực sản xuất trong dài hạn, CBTD cần tập trung phân tích cơ cấu tài sản cố định (số tiền, tỷ trọng).

+ Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm: Các khoản bằng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác trong đó tập trung phân tích khoản phải thu và hàng tồn kho.

•Phân tích khoản phải thu

Các khoản phải thu thương mại chịu ảnh hưởng bởi phương thức thanh toán mà khách hàng được hưởng với kỳ hạn thanh toán nhanh hay chậm và tính hiệu quả của cơ chế quản lý tín dụng của doanh nghiệp. Nên nhớ các khoản phải thu luôn gắn liền với rủi ro, do đó khi phân tích chất lượng các khoản phải thu phải đánh giá uy tín khách hàng nợ, số lượng khách hàng nợ, dự phòng các khoản phải thu khó đòi…

•Phân tích hàng tồn kho.

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, liên tục. Để tiến hành sản xuất liên tục và đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần phải xác lập một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý. CBTD cần phân tích tính thanh khoản, sự hợp lý, chất lượng và giá trị của của hàng tồn kho như thế nào? Xác định ảnh hưởng của hàng tồn kho đến khả năng thanh toán và khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể cần phân tích: giá trị còn có thể sử dụng được và khả năng có thể bán được của hàng tồn kho.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn tài trợ.

Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. - Nguồn vốn chủ sở hữu: Thể hiện năng lực tài chính của chủ sở hữu, mức độ

độc lập, tự chủ trong các chính sách tài chính, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; cũng như khả năng bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Tuy nhiên nguyên tắc này có thể không đúng với những ngành mang tính thời vụ. Với trường hợp này CBTD sẽ chú trọng đến khả năng hoàn trả khoản vay và sự vận động của dòng tiền hơn là vốn chủ sở hữu. Vì vậy ngân hàng vẫn xét duyệt cho vay vốn nếu nội dung thẩm định khác được đảm bảo.

- Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và trung dài hạn: trong đó tập trung phân tích phải trả người bán và nợ vay ngân hàng.

+ Phải trả người bán: cần chú ý đến thời gian thanh toán các khoản phải trả người bán của doanh nghiệp. Đây là khoảng thời gian doanh nghiệp phải thanh toán các khoản mua hàng trả chậm cho nhà cung cấp. Vì thế, CBTD cần phải xem xét thời gian có phù hợp với các điều khoản thương mại mà người cung cấp đưa ra hay không? Thời gian thanh toán các khoản phải trả tăng lên hay giảm xuống đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

+ Vay ngân hàng: mục đích vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhằm bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản cố định…Tuy nhiên việc đi vay không phải lúc nào cũng tốt. Điều kiện của doanh nghiệp để ngân hàng chấp nhận hệ số nợ vay cao là:

•Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng ổn định, không có biến động thất thường về lợi nhuận

•Phải có tài sản dễ hóa giá như: hàng tồn kho chất lượng cao, đất đai, nhà xưởng, các khoản phải thu có tính thanh khoản cao.

•Hệ số nợ vay của doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và của ngành.

•Doanh nghiệp phải có trình độ quản lý tài chính tốt.  Phân tích vốn lưu động.

- CBTD phân tích vốn lưu động để biết được mối quan hệ giữa vốn lưu động với các khoản mục khác như nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu và tiền mặt.

- Một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn nhưng toàn bộ là tài sản cố định thì số vốn dùng cho kinh doanh sẽ ít. CBTD kiểm tra kỹ tình hình vốn lưu động của

doanh nghiệp để chắc chắn doanh nghiệp không phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay để trang trải cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Công thức xác định vốn lưu động:

Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w