Các vấn đề liên quan tới tài khoản tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn và có kỳ hạn)

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh xuyên á (Trang 31 - 35)

hạn)

*Gửi tiền:

Khi khách hàng đến gửi tiền sẽ được các kế toán viên tư vấn chọn lựa loại tiết kiệm như: không kỳ hạn, có kỳ hạn, (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, ….)

Sau khi khách hàng đồng ý gửi và chọn được loại hình tiết kiệm, kế toán viên hướng dẫn khách hàng làm thủ tục gửi tiền: Điền đầy đủ vào giấy gửi tiền và ký tên vào thẻ lưu tiết kiệm. Sau khi kế toán kiểm tra đầy đủ các chi tiết thì sẽ nhập dữ liệu vào máy in sổ tiết kiệm và in thẻ lưu trên máy tính.

Sổ tiết kiệm sẽ được giao cho khách hang, kế toán giữ lại thẻ lưu và sắp xếp thứ tự theo ngày để cập nhật và đối chiếu khi giao dịch lần kế tiếp.

*Thủ tục gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm đã mở:

Nếu khách hang đã mở sổ tiết kiệm và có nhu cầu gửi them tiền vào thì chỉ cần xuất trình sổ tiết kiệm, điền đầy đủ các thông tin và ký tên vào giấy gửi tiền và nộp tiền vào.

Đối với sổ tiết kiệm không kỳ hạn: Việc gửi thêm tiền được thực hiện vào bất cứ ngày làm việc nào của Ngân hang.

Đối với sổ tiết kiệm có kỳ hạn: Nếu khách hàng muốn gửi thêm tiền vào thì sẽ phải tất toán sổ cũ và mở sổ mới theo kỳ hạn khách hang yếu cầu.

*Tất toán sổ tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hang Agribank được thanh toán gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.

Đối với tiền gửi không kỳ hạn: Khách hàng được thanh toán vào bất kỳ ngày làm việc nào của Ngân hang.

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Khách hàng được thanh toán vào ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm.

Khi nhận sổ tiết kiệm từ khách hàng, kế toán tính lãi tất toán sổ, in chứng từ giao dịch, yêu cầu khách hàng ký tên, viết đầy đủ họ tên trên giấy rút tiền, đối chiếu chữ ký mẫu của khách hàng trên thẻ lưu, CMND với thẻ lưu. Nếu đúng kế toán cho khách hàng ký tên tất toán sổ. Kế toán chi tiền cho khách hàng và giữ sổ lại .Nếu tất toán vượt quá hạn thì Ngân hàng chi lãi phụ.

Nếu khách hàng chỉ rút lãi khi đến hạn thì làm thủ tục tất toán và tiến hành mở sổ mới với số tiền gốc ban đầu.

*Cầm cố sổ tiết kiệm:

Đặc biệt nếu khách hàng cần tiền khi sổ tiền gửi chưa đến hạn thanh toán, khách hàng có thể dễ dàng dùng sổ tiền gửi để vay thế chấp, cầm cố, chiết khấu hoặc rút vốn trước hạn và được AGRIBANK trả lãi cụ thể như sau:

- Nếu khách hàng gửi dưới 2/3 thời gian cam kết thì được trả lãi suất không kỳ hạn. - Nếu khách hàng gửi từ 2/3 thời gian cam kết trở lên thì được trả tối đa bằng 75% lãi suất cùng kỳ hạn tại thời điểm rút vốn.

Thời gian cầm cố là tính từ ngày thực hiện cầm cố đến ngày đến hạn của sổ tiết kiệm. Điều kiện để khách hàng được vay cầm cố sổ tiết kiệm là phải đảm bảo số tiền vay cầm cố với số tiền lãi phải trả phải nhỏ hơn hoặc bằng số tiền gửi trên sổ tiết kiệm và số tiền lãi tiết kiệm khi đáo hạn.

Nếu khách hàng muốn uỷ quyền cho người thân sử dụng sổ tiết kiệm, người uỷ quyền phải làm đơn có chứng nhận của địa phương ghi rõ uỷ quyền cho ai và ký tến bằng long uỷ quyền.

*Sổ tiết kiệm đầy hoặc bị mất:

Sổ tiết kiệm đầy: Khách hàng sẽ được cấp thêm sổ tiết kiệm mới nếu sổ cũ đã sử dụng đến hết trang cuối cùng của quyển sổ, sổ cũ được kế toán giữ lại.

Sổ tiết kiệm bị mất: Khi bị mất sổ khách hàng phải báo ngay cho Ngân hàng, sau đó làm đơn cớ mất sổ và xin cấp sổ mới. Trước khi cấp sổ mới, kế toán phải đối chiếu chữ ký của khách hàng trên đơn báo mất sổ với thẻ lưu.

*Phương pháp tính lãi:

- Áp dụng đúng lãi suất qui định

- Ngày tính lãi: tính ngày gửi, không tính ngày lĩnh. - Lãi suất tháng tính trên cơ sở : 1 tháng là 30 ngày - Lãi suất năn tính trên cơ sở : 1 năm là 360 ngày.

- Nếu khách hàng rút trước thời hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn) , lãi suất được tính theo mức lãi suất không kỳ hạn

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, lãi được tính tròn theo tháng hoặc theo năm :

Số tiền phải

trả =

Số tiền gửi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(số dư) x Lãi suất tháng (năm) x

Thời giangửi (tháng hoặc năm) Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, lãi được tính theo phương pháp tích số :

Số tiền phải

trả =

Tổng số dư được tính lãi x

Lãi suất tháng/30 ngày (hoặc năm/ 30 ngày)

Kỳ quy định tính lãi được áp dụng như sau:

- Đối với loại tiết kiệm không kỳ hạn: 1 tháng bằng một kỳ tính lãi theo nhóm ngày lãi được nhập gốc.

- Đối với loại tiết kiệm có kỳ hạn: ngày gửi tiền bằng ngày đầu tiên của kỳ hạn để tính lãi. Đến kỳ, khách hàng không đến tính lãi, lãi sẽ được nhập gốc và chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng. Trường hợp không có kỳ hạn tương ứng, lãi sẽ được nhập gốc và chuyển sang kỳ hạn mới ngắn hơn liền kề với hình thức tính lãi sau.

- Trường hợp tháng sau hoặc kỳ hạn sau không có nhóm ngày như ngày gửi, ngày tính lãi sẽ là ngày kế tiếp.

- Trường hợp tháng sau hoặc kỳ hạn sau ngày đến hạn tính lãi trùng vào ngày nghỉ vẫn tính lãi đúng kỳ hạn.

* Lưu ý:

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

- Nếu khách hàng đến rút vốn và lãi sau kỳ hạn trong vòng 1 tháng lãi sẽ được tính như sau: Lãi = (Vốn x lãi suất có kỳ hạn x số tháng ) +

(Vốn x lãi suất không kỳ hạn / 30 ngày x số ngày quá hạn)

- Nếu khách hàng chỉ rút lãi mà không rút vốn, lãi những ngày quá hạn sẽ không được tính.

- Nếu suốt định kỳ tiếp theo khách hàng vẫn không đến rút lãi và vốn, ngân hàng phải nhập lãi vào vốn để tính lãi kép cho khách hàng.

Ngoài các loại tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, ngân hàng còn có hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm bằng khác như: tiền gửi tiết kiệm bằng USD, EUR, tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo theo giá trị vàng.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh xuyên á (Trang 31 - 35)