Đánh giá hệ thống pháp luật về NQTM

Một phần của tài liệu 303961 (Trang 49 - 51)

Trong thời gian qua, với sự ra đời của Luật Thương mại mới 2005, Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Thơng tư 09/2006/TT-BTM đã gĩp phần tạo điều kiện cho hoạt động NQTM phát triển rất nhiều. Hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền đã được khai thơng.

Luật Thương mại 2005 đã xác định rõ NQTM là một hoạt động thương mại, điều này gĩp phần xĩa bỏ những trở ngại trước đây khi xem NQTM là một phần của chuyển giao cơng nghệ.

Ngồi ra, theo Luật Thương mại 2005 thì trước khi NQTM, Bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại (Sở Thương mại). Điều này nghĩa là, việc đăng ký hợp đồng NQTM sẽ về đúng nơi, phù hợp với bản chất của nĩ là Bộ Thương mại (Sở Thương mại) thay cho việc đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ trước đây, cịn việc sử dụng license về nhãn hiệu hàng hĩa cũng khơng cịn bắt buộc phải đăng ký hợp đồng license như quy định trước đây mà là tự nguyện của hai bên.

Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống pháp lý về NQTM tại Việt Nam vẫn cịn đơn giản và chưa đầy đủ và một số quy định trong luật vẫn cịn một vài vấn đề vướng mắc như:

- Chưa cĩ sự kết nối phù hợp giữa Luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Chuyển giao cơng nghệ 2006:

Khái niệm NQTM trong Bộ luật Dân sự 2005 được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được xếp vào nhĩm đối tượng chuyển giao cơng nghệ quy định tại

Điều 755 của Bộ luật. Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật Chuyển giao cơng nghệ 2006 (cĩ hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh khơng thuộc phạm vi đối tượng chuyển giao cơng nghệ. Đây chính là điểm mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Luật Chuyển giao cơng nghệ với Bộ Luật Dân sự.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35, nếu việc nhượng quyền cĩ liên quan việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp thì phần chuyển giao đĩ cĩ thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng NQTM và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu cơng nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu cơng nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu cơng nghiệp (khoản 2 Điều 141 LSHTT). Như vậy quy định nêu trên của Nghị định 35 chưa phù hợp với luật, đồng thời Luật Thương mại 2005 cũng khơng cĩ bất kỳ quy định nào để nối kết một cách hợp lý với Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao cơng nghệ 2006, do đĩ đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa các văn bản pháp luật cĩ liên quan.

- Pháp luật về thuế vẫn chưa cĩ quy định chính thức trong việc xác định chi phí, khoản thu là phí nhượng quyền, doanh thu từ nhuợng quyền để hạch tốn, tính thuế cho doanh nghiệp.

- Các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bảo hộ bí mật kinh doanh khơng đảm bảo hồn tồn bên nhận quyền và các chủ thể cĩ liên quan sẽ khơng sử dụng hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh sau khi bên nhận quyền kết thúc hợp đồng NQTM với bên nhượng quyền.

- Cơ chế xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm đối tượng bảo hộ của NQTM vẫn cịn cĩ những hạn chế nhất định do cĩ khá nhiều cơ quan quản lý nhà nước cĩ thẩm quyền cùng tham gia quản lý việc thực thi bảo hộ như: Cục SHTT, Quản lý thị trường, Cơng an Kinh tế, Thanh tra KHCN, Bộ đội biên phịng, Hải quan, Tịa án…nhưng lại khơng cĩ cơ quan nào giữ vai trị “đầu tàu” chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết vấn đề này.

Việt Nam đã gia nhập vào WTO là một trong những điều kiện đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế thì trong thời gian tới đây hoạt động kinh doanh NQTM sẽ phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng một hành lang pháp lý rõ ràng và đầy đủ hơn

để phương thức kinh doanh nhượng quyền cĩ thể được áp dụng phổ biến hơn, theo hướng cĩ lợi cho cả nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 303961 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)