Các mặt hàng có hàm lượng vốn và công nghệ cao

Một phần của tài liệu Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doạnh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới (Trang 71 - 75)

Tỷ trọng của các ngành công nghệ cao trong tổng giá trị công nghiệp chế biến và giá trị xuất khẩu của các ngành công nghệ cao đang tăng. Thí dụ mức tăng tỷ trọng của công nghệ cao trong tổng giá trị của công nghiệp chế biến nếu xét trong thời kỳ 1970 - 1994 của Hoa Kỳ đã tăng từ 18,2% lên 24,2%, của Nhật Bản là 16,4% lên 22,2%, của Đức là 15,3% lên 20,1%. Cùng với nó mức tăng xuất khẩu trong các ngành công nghiệp cao cũng tăng nhanh. Của Hoa Kỳ tăng từ 25,9% lên 37,3%, của Nhật Bản từ 20,2% lên 36,7%, của Đức và Anh tăng từ 17,1% lên 36,2%.

Trong khi thương mại hàng hóa đang có xu hướng giảm xuống thì thương mại dịch vụ tăng nhanh. Xuất khẩu thương mại dịch vụ năm 1996 đạt 1200 tỷ USD vào năm 1996, chiếm tỷ trọng 205 thương mại toàn cầu. Mức tăng trưởng hàng năm thời kỳ 1985 - 1996 là 12,5% so với mức tăng xuất khẩu hàng hóa năm chỉ là 9,5%. Trong thập kỷ tới, dịch vụ viễn thông, và thương mại điện tử sẽ có mức tăng trưởng cao nhờ ba yếu tố: tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự cạnh tranh gay gắt về cung cấp các dịch vụ, sự tự do hóa thương mại trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ. Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Forrester của Mỹ, thương mại điện tử toàn cầu năm 2001 sẽ đạt 6900 tỷ USD, trong đó, Hoa Kỳ chiếm một nửa, Tây Âu chiếm 1600 tỷ USD và khu vực châu á - Thái Bình Dương chiếm 1500 tỷ USD.

Kết luận

Sự chuyển đổi nền kinh tế từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước hướng theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những đặc trưng cơ bản của thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta.

Thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại bao gồm thị trường hàng, thị trường bán hàng có vai trò quan trọng quyết định sự sống còn đối với doanh nghiệp thương mại. Thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong những năm vừa qua đã rất phát triển và đạt được những thành tựu to lớn cả về quy mô và hiệu quả của cả thị trường trong nước và cả thị trường ngoài nước. Những thành tựu đó là: tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa, các loại hình dịch vụ gắn với lưu thông hàng hóa phát triển, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng theo hương đa phương hóa, đa dạng hóa... Những thành tựu đó góp phần vào sự phát triển của thương mại nước ta, tạo thế và lực để thương mại nước ta bước vào thế kỷ 21.

Tuy nhiên phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong những năm qua còn có một số hạn chế cần khắc phục như: khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn thấp, các doanh nghiệp thương mại chưa làm tốt hướng dẫn tiêu dùng và tổ chức thông tin thị trường để định hướng cho sản xuất, thị trường nước ngoài mới phát triển được bề rộng, chưa phát triển được bề sâu, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại gia tăng, khung pháp lý chưa phù hợp...

Để phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới với mục tiêu thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại, tăng mức hưởng thụ của người dân... thì cần phải thực hiện những biện pháp như nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát triển các trung tâm thương mại...

Nếu thực hiện tốt các biện pháp đó thì sẽ hạn chế, khắc phục được những mặt còn tồn tại, thúc đẩy sự phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế thương mại - PGS.TS Đặng Đình Đào - NXB Thống kê năm 2001.

2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại - PGS.TS Hoàng Minh Đường - NXB Giáo dục năm 1998.

3. Kinh tế đối ngoại - Võ Thanh Thu - NXB Thống kê. 4. Luật thương mại - NXB Chính trị quốc gia năm 1997. 5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. 6. Niên giám thống kê 2000 - NXB Thống kê. 7. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 51 tháng 9/2001. 8. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 52 tháng 10/2001. 9. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 57 năm 2002. 10. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1/2000.

11. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới số 2 (70) 2001. 12. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới số 5 (73) 2001. 13. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 42 tháng 6/2001. 14. Tạp chí Thương mại số 11 năm 2001.

15. Tạp chí Thương mại số 17 năm 2001. 16. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 126/2000. 17. Tạp chí thị trường giá cả số 10 năm 2000.

Mục lục

Lời nói đầu...1

Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường...2

hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại...2

1.1. thị trường và vai trò của thị trường hàng hóa...2

1.1.1. Khái niệm về thị trường hàng hóa...2

1.1.2. Các yếu tố thị trường...3

1.1.3. Các quy luật của thị trường...3

1.1.4. Các chức năng của thị trường...4

1.1.5. Vai trò của thị trường hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. ...6

1.1.6. Phân loại thị trường hàng hóa. ...7

1.2. Doanh nghiệp thương mại (DNTM). ...9

1.3. thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại... 13

Chương 2 Phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp ... 18

thương mại nước ta trong thời gian qua ... 18

2.1. Đặc điểm của thị trường hàng hóa nước ta. ... 18

2.1.1. Những đặc trưng cơ bản của thị trường hàng hóa nước ta. ... 18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Hệ thống các doanh nghiệp thương mại nước ta hiện nay... 19

2.2. Những thành tựu đạt được trong việc phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta. ... 20

2.2.1. Thị trường trong nước phát triển mạnh. ... 20

2.2.2. Thị trường ngoài nước được mở rộng và phát triển. ... 26

2.3. Những nguyên nhân đạt được thành tựu trên... 31

2.3.1. Sự chuyển đổi nền kinh tế... 31

2.3.2. Sự phát triển của các ngành sản xuất. ... 32

2.3.3. Xóa bỏ độc quyền của Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. ... 33

2.3.4. Quản lý Nhà nước về thị trường được tăng cường. ... 34

2.3.5. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực... 34

2.3.6. Các doanh nghiệp thương mại nâng cao chất lượng phục vụ, chủ động tìm kiếm thị trường. ... 35

2.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta. ... 35

2.4.1. Tuy tổng mức lưu chuyển nội thương và ngoại thương đều tăng nhưng hàng hóa của Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp cả ở thị trường trong và ngoài nước. ... 35

2.4.2. Các DNTM chưa làm tốt vai trò hướng dẫn tiêu dùng và tổ chức thông tin thị trường để định hướng cho sản xuất. ... 36

2.4.3. Thị trường nước ngoài mới phát triển được bề rộng chưa phát triển được bề sâu. ... 36

2.4.4. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra thường xuyên và ngày càng tinh vi. ... 37

2.4.5. Khung pháp lý cho hoạt động thương mại bước đầu đã thông

thoáng nhưng thể chế kinh tế thị trường còn chưa hoàn chỉnh. ... 37

Chương 3 Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới ... 38

3.1. Mục tiêu và phương hướng. ... 38

3.1.1. Thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển. ... 38

3.1.2. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại... 38

3.1.3. Tăng xuất khẩu, giảm thiểu nhập khẩu... 39

3.1.4. Phục vụ tiêu dùng cá nhân và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ... 42

3.2. Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới... 43

3.2.1. Nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa ở các doanh nghiệp sản xuất trong nước. ... 43

3.2.2. Tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý. ... 43

3.2.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại ở các DNTM. ... 44

3.2.4. Hạn chế nguy cơ rủi ro, tổn thất trong kinh doanh thương mại quốc tế... 44

3.2.5. Xác định loại hình kinh doanh quyết định chiến lược thị trường của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ... 46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.6. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách cho hoạt động thương mại... 51

3.2.7. Phát triển các trung tâm thương mại ở Việt Nam. ... 52

3.2.8. Thâm nhập sâu, hiệu quả vào từng thị trường nước ngoài. ... 54

3.3. Dự báo cung cầu và giá cả một số mặt hàng chủ yếu đến 2010. ... 64

3.3.1. Hàng nông sản. ... 65

3.3.2. Nhóm hàng nguyên liệu thô... 67

3.3.3 Nhóm hàng năng lượng... 67 3.3.4. Hàng thủy sản. ... 69 3.3.5. Hàng dệt may và giày dép... 69 3.3.6. Các mặt hàng đã qua chế biến. ... 69 3.3.7. Mặt hàng phân bón. ... 70 3.3.8. Kim loại. ... 71

3.3.9. Các mặt hàng có hàm lượng vốn và công nghệ cao... 71

Kết luận... 72

Một phần của tài liệu Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doạnh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới (Trang 71 - 75)