Hạn chế nguy cơ rủi ro, tổn thất trong kinh doanh thương mạ

Một phần của tài liệu Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doạnh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới (Trang 44 - 46)

a. Hình thành hệ thống bảo hiểm đủ tin cậy dưới sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ngày

càng tăng. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ngày nay vẫn được coi là biện pháp phòng chống, hạn chế rủi ro chưa thể thay thế bởi những tác dụng cơ bản của nó, tuy nhiên, vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm, chưa tạo đủ niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước. Bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới phải thật sự mạnh, có đủ uy tín trước khách hàng, sẵn sàng cung cấp những sản phẩm dịch vụ bảo hiểm mới theo yêu cầu của khách hàng.

b. Phổ biến chức năng quản trị rủi ro của tổ chức ở nhiều cấp, ngành, cơ sở Việt Nam đã từng hình thành nhiều tổ chức chuyên trách có chức năng nghiên cứu phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, chức năng này chưa đầy đủ và chưa phổ biến ở mọi doanh nghiệp. Để có thể phát triển, phổ biến chức năng quản trị rủi ro như là một hệ thống các chức năng quản trị khác của tổ chức đòi hỏi phải đổi mới tư duy, nhận thức một cách khoa học về quản trị rủi ro, xác định đúng đắn ảnh hưởng của rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro đối với tổ chức, sự tuyên truyền, phổ biến, trang bị kiến thức về quản trị rủi ro và có các giải pháp hỗ trợ trong công tác quản trị rủi ro.

c. Hoàn thiện biện pháp tổ chức, hoạt động điều hành quản lý rủi ro một cách có hệ thống từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan quản lý đến cơ sở kinh doanh. Biện pháp tổ chức là sự phối hợp giữa các khâu, các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu. Thiếu tổ chức sẽ tạo ra sự manh mún, cục bộ, gây khó khăn cho thành công trong quản trị. Biện pháp tổ chức có vai trò to lớn trong việc hình thành các biện pháp cụ thể nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất xảy ra, đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của những phương án được xây dựng cho mục đích phòng chống, hạn chế rủi ro nhằm thực hiện kế hoạch về quản lý rủi ro một cách thống nhất, đồng bộ trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan quản lý rủi ro và các doanh nghiệp.

d. Phát triển hoàn hiện hệ thống kỹ thuật an toàn. Biện pháp hạn chế rủi ro đều có những đặc trưng mang tính kỹ thuật nhất định. Với những rủi ro có nguyên nhân từ các hiểm họa tự nhiên, từ máy móc thiết bị, từ tai nạn lao động... thì các biện pháp hạn chế rủi ro luôn gắn bó chặt chẽ với quy trình kỹ

thuật. Với những rủi ro có nguyên nhân từ các hoạt động của con người gây ra trong quá trình kinh doanh, tính kỹ thuật của các biện pháp hạn chế rủi ro, tổn thất thể hiện ở quy trình, bước thực hiện mang tính nguyên tắc. Phát triển, hoàn thiện hệ thống kỹ thuật là không ngừng xác lập, cải tiến quy trình kỹ thuật nhằm bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả trong công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất trong kinh doanh.

e. Hoàn thiện các biện pháp hạn chế rủi ro, tổn thất được tiến hành đồng thời với các biện pháp phát triển kinh doanh. Các biện pháp phát triển kinh doanh và hạn chế rủi ro có quan hệ tương hỗ, biện chứng qua lại lẫn nhau. Thôngqua các hoạt động phát triển kinh doanh, doanh nghiệp tăng cường hoạt động quản trị nhờ đó giảm được rủi ro. Ngược lại, thông qua các biện pháp hạn chế rủi ro giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí rủi ro (chi phí thực tế và chí phí cơ hội), doanh nghiệp có điều kiện phát triển kinh doanh. Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế, tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu sẽ khó khăn hơn so với cách giảm chi phí kinh doanh trong đó có chi phí rủi ro. Muốn giảm chi phí rủi ro phải thực hiện đồng bộ các biện pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Xác định quan điểm và đề xuất nội dung cơ bản về hạn chế nguy cơ rủi ro, tổn thất là nhằm thống nhất quan điểm, hành động tiến đến hình thành các giải pháp đồng bộ về hạn chế rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doạnh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)