ĐIỂM MẠNH (S)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG GIAI ĐOẠN 2011–2013 (Trang 43 - 44)

34 Huỳnh Phú Thịnh.2009 Tài liệu giảng dạy Chiến Lược Kinh Doanh Khoa kinh tế Quản trị Kinh doanh Trường đại học An Giang.

ĐIỂM MẠNH (S)

S1: Nguồn lực tài chính mạnh

S2: Năng lực quản lý nguồn nhân sự tốt

S3: Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

S4: Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tốt

S5: Quản lý tốt nguồn cung nguyên liệu

Nhóm chiến lược S-O

Kết hợp: S1, S5, S4+ O1, O2 => Phát triển thị trường Nhóm chiến lược S-T Kết hợp: S1, S5, S2 + T1, T3 => Tích hợp dọc về phía sau ĐIỂM YẾU (W)

W1: Uy tín thương hiệu chưa cao

W2: Khả năng am hiểu thị trường xuất khẩu kém

W3: Hoạt động marketing chưa hiệu quả

W4: Năng lực nghiên cứu và phát triển kém hiệu quả

Nhóm chiến lược W-O

W1, W2+ O1, O2, O3

=> Tích hợp dọc về phía trước

Nhóm chiến lược W-T

Kết hợp: W1, W3 +T2, T4 => Thâm nhập thị trường nội địa

triển thị trường ở Châu Âu có thể giúp Tam Phong thực hiện được mục tiêu chiến lược vừa tăng được sản lượng tiêu thụ vừa đẩy mạnh thêm kênh phân phối mới.

Nhóm chiến lược S-T

Sử dụng những điểm mạnh về sức mạnh tài chính, năng lực quản lý tốt nhân sự, nguồn cung nguyên liệu để hạn những thách thức về nguy cơ lạm phát tăng cao và cường độ cạnh tranh ngành cao bằng cách sử dụng chiến lược tích hợp dọc về phía sau bắng cách xây dựng vùng nguyên liệu vững mạnh hơn tránh nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Để có thể xây dựng tốt hơn về vùng nguyên liệu thì Tam Phong cần liên kết chặt chẽ hơn với nông dân. Nếu thực hiện chiến lược này thì công ty có thể tránh được những thách thức về nguy cơ lạm phát tăng cao làm tăng chi phí đầu vào và tạo được sự phát triển ổn định cho công ty trong dài hạn.

Nhóm chiến lược W-O

Sử dụng những cơ hội nhu cầu tiêu thụ nông sản đang tăng, sự khôi phục trở lại của nền kinh tế thế giới và chính sách thông thoáng của chính phủ để xây dựng chiến lược tích hợp dọc về phía trước nhằm khắc phục những điểm yếu về khả năng am hiểu thị trường xuất khẩu và nâng cao uy tín thương hiệu. Tận dụng cơ hội hiện nay nhu cầu nông sản thế giới đang tăng để đẩy mạnh công tác tự xuất khẩu, lập văn phòng đại diện của công ty tại nước ngoài để có thể phân phối trực tiếp cho đại lý, người tiêu dùng và hoàn thiện hơn chuỗi giá trị của công ty.

Nhóm chiến lược W-T

Sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường nội địa để gia tăng thị phần thông qua công tác đầu tư đẩy mạnh hệ thống marketing cả nhân lực lẫn vật lực, cải tiến một số biện pháp chiêu thị để làm tăng nhu cầu của khách hàng. Việc thực hiện chiến lược này có thể giúp công ty một mặt gia tăng thị phần nội địa, một mặt có thể để nhằm nâng cao uy tín thương hiệu, và cải thiện hoạt động marketing. Quá đó, đầu tư tăng thị phần tại thị trường cũ cũng có thể giúp công ty tránh được những rào cản bảo hộ của nước nhập khẩu và chất lượng nông sản chưa được đánh giá cao.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG GIAI ĐOẠN 2011–2013 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w