I ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU ĐỒNG EURO TAN RÃ?

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH ĐỒNG TiỀN CHUNG CỦA CHÂU ÂU (Trang 36 - 38)

Nếu cuối cùng đồng euro tan rã, phải hàng chục năm nữa một khu vực nào khác mới dám đưa ra một chương trình tham vọng đến như vậy.

Nhiều chuyên gia đã nhận định đúng rằng thử nghiệm đồng euro đang ở “ngã tư đường”. Hoặc nhóm nước thuộc khu vực đồng tiền chung

trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Liệu con cháu chúng ta sẽ thừa hưởng một thế giới với những đồng tiền lớn hay một nhóm đồng tiền nhỏ của nhiều nước khác nhau?

Nếu đồng euro tồn tại và giành lại vị thế đồng tiền dự trữ tương đương với đồng USD, chắc chắn xu thế hợp tác tại các khu vực khác sẽ lên mạnh. Nhiều khối khác sẽ hợp lại để mong có được thành công như đồng euro.

Đồng euro không ở trung tâm cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Chỉ duy nhất Tây Ban Nha được coi như tâm điểm của mọi vấn đề, tất

nhiên Mỹ và Anh có tầm quan trọng hệ thống lớn hơn nhiều. Cuộc khủng hoảng nợ công mà châu Âu đang đương đầu hiện nay là dư chấn điển hình của một cuộc khủng hoảng tài chính sâu. Thế nhưng ngay cả nếu hệ thống đồng euro không phải ở trung tâm của cuộc khủng hoảng, hệ thống cũng cần phải chống chọi được 2 cú sốc khác

Đồng euro hiện nay dường như giống như một hệ thống khiến các cú sốc trở nên tồi tệ hơn chứ không phải giải quyết được các cú sốc đó. Nước Anh, tất nhiên không sử dụng đồng euro, đã hưởng lợi từ việc đồng bảng Anh mất giá. Nhóm nước đang khốn khổ với khủng hoảng nợ châu Âu trong khi đó mắc kẹt với khả năng cạnh tranh thấp nhưng lại không có bất kỳ cơ chế điều chỉnh nào.

Kế hoạch hạ giá đồng tiền của lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua các đợt điều chỉnh lương dường như không hợp lý. Châu Âu chỉ có lối thoát duy nhất nếu tăng trưởng của nhóm nền kinh tế này cao hơn so với kỳ vọng. Thật không may, tăng trưởng thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính sẽ tiếp tục ám ảnh bởi các khoản nợ lớn.

Đáng mỉa mai ở chỗ đồng euro hiện đang lên giá quá cao, đặc biệt so với đồng USD, đặc biệt ở thời điểm lẽ ra đồng tiền cần phải hạ giá. Lãnh đạo khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể đã hiểu nhầm sự lên

về việc nước Mỹ thiếu kế hoạch A hơn việc châu Âu không có kế hoạch B. Tác giả bài viết, dù đã nghiên cứu về chế độ tỷ giá linh hoạt suốt 3 thập kỷ, cũng không thể giải thích được điều này chứ chưa nói đến dự báo.

Rất khó để dự đoán và giải thích được về tỷ giá. Bài học từ khủng hoảng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu là sống chung với tình trạng tỷ giá biến động mạnh còn dễ hơn với tình hình chính trị hay thay đổi bất thường.

Lãnh đạo khu vực đồng tiền chung châu Âu coi sự chuyển giao này như sự hy sinh cho quyền lợi của con cháu họ. Và cho đến nay, rõ ràng

người ta có thể thấy hệ thống nào tốt hơn cho tương lai. Người ta đôi khi coi đồng euro như sản phẩm của chính trị mà không bao giờ hợp lý xét về phương diện kinh tế.

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH ĐỒNG TiỀN CHUNG CỦA CHÂU ÂU (Trang 36 - 38)