Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, trong 5 năm, từ 2006-2010, Việt Nam đề ra mục tiêu phấn đấu thu hút nguồn vốn đầu tư toàn
xã hội đạt mức khoảng 150 tỷ USD, trong đó 35% là vốn từ bên ngoài (nguồn: Bộ tài chính). Có thể tổng kết thực trạng tự do hoá dòng vốn đầu tư nước ngoài như sau:
1.3.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment)
Trên toàn cầu, dòng vốn FDI đang có khuynh hướng suy giảm nhưng ở Việt Nam do môi trường đầu tư - kinh doanh tiếp tục được cải thiện, nhất là từ khi nước ta gia nhập WTO nên Việt Nam đang trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở khu vực châu Á. Báo cáo của Tập đoàn tư vấn kinh doanh Pricewaterhouse Coopers (PwC) công bố tháng 7/2007 xếp Việt Nam ở vị trí số 1 trong số 20 nền kinh tế mới nổi về hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Còn theo Báo cáo “Môi trường kinh doanh 2008”của Ngân hàng Thế giới công bố tháng 9/2007, Việt Nam xếp hạng 91/178 về mức độ thuận lợi kinh doanh, tăng 13 bậc so với năm trước.
Bảng dưới đây cho thấy tuy dòng đầu tư vào châu Á có giảm nhẹ trong năm 2007 và 2008, nhưng khu vực này vẫn là nơi hấp dẫn đầu tư nhất trên thế giới.
Bảng 2.5. Vốn đầu tư trực tiếp ròng vào các nước đang phát triển và thị trường mới nổi (tỷ USD)
Năm 2006 2007 2008 (dự kiến)
Tổng 266,9 283,7 288,9
Châu Phi 19,1 21,9 29,4
Cộng đồng các quốc gia độc lập 33,1 22,2 26,1
Trung và Đông Âu 65,8 62,6 62,0
Châu Á đang nổi 102,4 96,1 94,1
Trung Đông 12,0 19,6 18,2
Nguồn: World Economic Outlook 2007 (IMF)
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy số vốn đầu tư trực tiếp vào các nước châu Á đang nổi vượt trội và luôn luôn là cao nhất so với các khu vực còn lại.
Tại nước ta, từ khi Luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam chính thức có hiệu lực ngày 1/1/1988, và được điều chỉnh thành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, sau đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và hiện tại đang có hiệu lực là Luật đầu tư năm 2005, nước ta đã có nhiều cải cách trong việc quản lý thu hút dòng vốn FDI. Điều này được thể hiện rõ thông qua số lượng dòng vốn FDI ngày càng tăng vào nước ta thể hiện ở đồ thị sau:
Biểu đồ 2.6. Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2007
Dự kiến sáu tháng đầu năm 2008, Việt Nam thu hút được 23 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư).
1.3.2. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI (Foreign Portfolio Investment)
Sự khuyến khích đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI ở nước ta được thể hiện qua rất nhiều các văn bản luật. Ví dụ, theo Quyết định số 260/2002/QĐ- BKH ngày 10/5/2002 về việc ban hành danh mục các ngành nghề người nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, thì người nước ngoài ngày càng được tiếp cận và tham gia đầu tư trên nhiều lĩnh vực tại nước ta hơn.
Các số liệu đã được công bố cho thấy nguồn vốn được các Quỹ đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư ngoại quốc chuyển vào để đầu tư trên TTCK Việt Nam từ đầu năm 2007 đến nay lên tới 5,6 tỷ USD (Nguồn: Ngân hàng ANZ).
Như vậy, có thể thấy rằng chúng ta đã thu hút được rất nhiều vốn đầu tư FPI cho các doanh nghiệp trong nước để thúc đấy quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.7, nếu so với một số nước trong khu vực, cụ thể là Trung Quốc và Thái Lan, có thể thấy rằng mức độ mở cửa dòng vốn FPI của nước ta lại quá cao. Điều này có thể gây bất ổn định lớn đến an ninh tài chính quốc gia.
Bảng 2.7. So sánh tốc độ mở cửa dòng vốn ngoại gián tiếp(Đơn vị: tỷ USD)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Việt Nam FPI 0 0 0 0 0 0,9 1,3 5,6 GDP (giá so sánh) 30,4 31,9 34,8 39,2 45,3 52,7 60,7 71,0 FPI/GD P 0,0% 0,0% 0,0 % 0,0% 0,0% 1,7% 2,1% 7,9% Trung Quốc FPI 0,3 1,2 1,8 8,5 13 21 42 70 GDP 1.193, 1.316, 1.45 1.647, 1.936, 2.338, 2.832, 3.37
(giá so sánh) 1 5 4 8 5 2 2 6 FPI/GD P 0,0% 0,1% 0,1 % 0,5% 0,7% 0,9% 1,5% 2,1% Thái Lan FPI 0,85 1,86 7,07 5,71 GDP (giá so sánh) 149,8 166,5 173,1 216,8 FPI/GD P 0,6% 1,1% 4,1% 2,6%
Nguồn: Dữ liệu IFS
Thông thường, tự do hoá thương mại phải đi trước tự hoá tài khoản vốn và cả hai quá trình này phải có sự tương thích với nhau. Nhưng so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc, mức độ mở cửa thương mại và mức độ mở cửa dòng vốn gián tiếp của hai nước là không tương xứng. Năm 2007, dòng vốn ngoại vào Việt Nam gần như tăng đột biến. Theo ước tính của Ngân hàng ANZ, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là 5,6 tỷ USD. Trong khi mức độ mở của thương mại của Việt Nam, được đo bằng chỉ số tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP khoảng 150%, gấp 2,3 lần tốc độ mở cửa thương mại của Trung Quốc là 65% (năm 2007) thì tốc độ mở cửa dòng vốn FPI của Việt Nam, được đo lường bởi chỉ số FPI/GDP, lại gấp Trung Quốc đến 3,77 lần (7,9% so với 2,1%).
Bảng 2.8. So sánh mức độ mở cửa thương mại (Đơn vị: tỷ USD)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Việt Nam Tổng xuất nhập khẩu 30,12 31,25 36,49 45,41 58,5 69,44 86,18 108 Cán cân thương mại -1,16 -1,19 -3,07 -5,11 -5,5 -4,56 -6,98 -12 XNK/GD P 98,9 % 97,9 % 104,9 % 115,8 % 129% 131,7 % 142,1 % 152,1 % Cán cân - - -8,8% -13% - -8,6% - -
thương mại/GDP 3,8% 3,7% 12,1% 11,5% 16,9% Trung Quốc Tổng xuất nhập khẩu 474 510 621 851 1.154,5 1.422 1.761 2.174 Cán cân thương mại 24 22 31 25,0 32,1 101,9 177 262 XNK/GD P 39% 38,7 % 42% 51,6% 59,6% 60% 62% 64% Cán cân thương mại/GDP 2,01 % 1,67 % 2,13% 1,52% 1,66% 4,36% 6,25% 7,76%
Nguồn: Dữ liệu IFS
Lấy một so sánh khác, tốc độ mở cửa dòng vốn gián tiếp của Việt Nam trong năm 2007 là 7,9%. Trong khi đó, mức độ này của Trung Quốc trong giai đoạn mới gia nhập WTO chỉ vào khoảng 0,1 - 0,5%. Mức độ mở cửa lớn dần trong xu hướng tự do tài khoản vốn của Trung Quốc những năm 2006 - 2007 cũng chỉ khoảng 1,5 - 2,1% (xem bảng 2.7 và 2.8).
Ở Thái Lan, mức độ mở cửa dòng vốn gián tiếp trong những năm gần đây cũng chỉ khoảng 2,6 - 4,1%. Điều này cho thấy, mức độ mở cửa của Việt Nam trong năm 2007 gần như là một sự đột biến. Theo dự báo của Ngân hàng ANZ, dòng vốn FPI vào Việt Nam trong năm 2008 có thể lên đến 8,3 tỷ USD. Nếu chúng ta ước tính GDP của Việt Nam năm 2008 là 80 tỷ USD, thì tốc độ mở cửa dòng vốn gián tiếp vẫn tiếp tục đứng ở mức cao (10%).
Tóm lại, tuy nước ta tự do hóa dòng vốn FPI khá nhanh nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta đã thực hiện tốt quá trình tự do hoá dòng vốn gián tiếp nước ngoài này vì sự tự do hoá chỉ có thể thành công khi nó mang lại sự phát triển ổn định cho quốc gia.
1.3.3. Các nguồn vốn vay và viện trợ phát triển khác
Có thể nói rằng, nước ta là một nước đang phát triển, quá trình tự do hoá dòng vốn, ngoài lượng vốn đầu tư quốc tế, chúng ta còn cần đến những khoản vay và viện trợ phát triển. Vì muốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, khó có một nhà đầu tư quốc tế nào có thể đầu tư những khoản FDI hay FPI lớn để nước ta tập trung xây dựng các công trình cơ sở. Do đó, quá trình tự do hoá dòng vốn nhằm thu hút hơn nữa lượng vốn ODA là rất cần thiết. Trong đó, khả năng trả nợ của nước ta cũng như sự giải ngân hiệu quả là một chỉ tiêu quan trọng để thuyết phục các nước và các tổ chức quốc tế cho nước ta vay cũng như viện trợ.
Theo số liệu từ Bộ kế hoạch và Đầu tư, năm 2007, cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết dành 4,45 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam. ADB trở thành nhà tài trợ lớn nhất, với mức cam kết 1,14 tỷ USD. Tiếp theo là Nhật Bản (890,3 triệu USD) và World Bank (890 triệu USD). EU cam kết 720 triệu USD. Các nhà tài trợ phân bổ nguồn lực dựa trên những ưu tiên của kế hoạch 5 năm của Chính phủ Việt Nam và cũng có những cam kết điều chỉnh quy trình viện trợ để hỗ trợ hiệu quả hơn ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2006-2010, dự báo Việt Nam sẽ thu hút khoảng 14-15 tỷ USD vốn ODA. Năm 2008, Bộ kế hoạch và Đầu tư dự kiến mức giải ngân vốn ODA cả năm 2008 sẽ đạt trên 2 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong đó nguồn vốn vay ODA đạt khoảng 1,75 tỷ USD và nguồn viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 250 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy khả năng thu hút nguồn vốn vay và viện trợ phát triển của nước ta là khá lớn. Việc các nước tiếp tục cho nước ta vay thể hiện rõ sự tin tưởng vào khả năng trả nợ của nước ta.
1.4. Tự do hóa các công cụ tài chính phái sinh
Tại Việt Nam, nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các Công cụ phái sinh còn rất hạn chế.
Ví dụ, giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Một ví dụ khác, giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND.
Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở Việt Nam và được các ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân hàng quốc tế. NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.
Tuy nhiên, mức độ mà các NHTM áp dụng và triển khai vẫn còn rất hạn chế. Hầu hết việc sử dụng rộng rãi các công cụ này mới chỉ từ phía các ngân hàng thương mại của nước ngoài triển khai. Do đó, có thể thấy quá trình tự do hoá các công cụ tài chính phái sinh vẫn chưa được áp dụng sâu rộng tại nước ta. Nguyên nhân một phần do thị trường tài chính của ta còn non trẻ, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn trong việc sử dụng thành thạo các công cụ tài chính phái sinh này.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN VỚI VẤN ĐỀ AN NINH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM
Trong chương I, chúng ta đã nghiên cứu và đề cập đến những cơ hội và 5 nguy cơ mà quá trình tự do hoá dòng vốn có thể mang lại đối với an ninh tài chính quốc gia: nguy cơ rủi ro về tỷ giá, nguy cơ tháo chạy vốn, nguy cơ từ các khoản nợ gia tăng, nguy cơ lạm phát, nguy cơ rủi ro về đạo đức. Với những cơ hội, điều đó đã được thể hiện trong những thành tựu của quá trình tự do hoá dòng vốn, và mang lại môi trường đầu tư, kinh doanh sản xuất cạnh tranh cho nền kinh tế. Nhưng những nguy cơ thì tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của an ninh tài chính quốc gia.
Vì vậy, trong phần này, người viết sẽ phân tích cụ thể 5 nguy cơ đó gắn với an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam dựa trên ba phạm vi: an ninh tài chính công, an ninh tài chính doanh nghiệp và an ninh tài chính dân cư và hộ gia đình.
2.1. Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá dòng vốn với nguy cơ rủi ro về tỷ giá
Việc dòng vốn ngoại ồ ạt chảy vào nước ta sẽ gây ra một lượng ngoại tệ lớn lưu thông trong nước tác động đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Ngay cả khi nhà nước cố gắng duy trì một chế độ tỷ giá cố định, thì trên thị trường, cung cầu ngoại tệ cũng sẽ tác động không nhỏ đến sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ do có một thực tế là Việt Nam chưa kiểm soát được hết lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường.
Rủi ro về tỷ giá có thể xảy ra với mọi bộ phận trong nền kinh tế: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, hệ thống ngân hàng tham gia tự doanh,… Tuy nhiên, nguy cơ này thực sự đáng ngại với hệ thống an ninh tài chính công và của các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng do lượng
giao dịch ngoại tệ lớn. Vì vậy, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của nguy cơ rủi ro tỷ giá với các khu vực an ninh tài chính này.
• Ảnh hưởng đến an ninh tài chính công và an ninh tài chính doanh nghiệp trong trả nợ
Ta có thể đặt tỷ giá hối đoái trong mỗi quan hệ với lãi suất để thấy tác động của nó lên lãi vay thực nợ nước ngoài thông qua công thức:
Rt = Rdn x (1 + TGHĐ t)/ (1 + TGHĐ0) Trong đó: Rt: lãi suất vay nợ thực tại năm t
Rdn: lãi suất vay nợ danh nghĩa tại năm t
TGHĐ t: tỷ giá hối đoái nội tệ và ngoại tệ đi vay tại năm t TGHĐ0: Tỷ giá hối đoái nội tệ và ngoại tệ đi vay tại năm gốc
(Giáo trình “Tài chính quốc tế” - Nguyễn Văn Tiến, NXB Khoa học kỹ thuật, 2006)
Theo công thức ta thấy, khi VNĐ mất giá, tức tỷ giá tăng (TGHĐ t
tăng) nên lãi suất cho vay nợ thực sẽ tăng rất nhiều do đó khoản nợ càng cũ thì lãi vay càng bị tăng khi tỷ giá tăng.
Với các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá sẽ tác động lớn đến các khoản tín dụng của các doanh nghiệp này (trừ khi các doanh nghiệp tham gia các hình thức kinh doanh phòng ngừa rủi ro).
Với hệ thống an ninh tài chính công, do Chính phủ phải vay nợ từ các tổ chức quốc tế rất nhiều, nên khi VNĐ mất giá, điều đó đồng nghĩa với việc lãi vay thực tế cũng sẽ tăng, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của quốc gia.
• Ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng
Lịch sử hoạt động ngân hàng đã chứng kiến những tổn thất lớn hoặc thậm chí dẫn đến sụp đổ ngân hàng vì rủi ro về giá trong hoạt động kinh
doanh của Bộ phận Treasury. Ngân hàng Barrings trên Thế giới là một ví dụ. Ở Việt Nam, những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, NHTM Việt Nam bắt đầu kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế như Singapore, Hồng Kông,