III. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DÒNG VỐN
2. Bài học từ một số quốc gia kiểm soát an ninh tài chính thất bại trong bối cảnh
3.2. Lộ trình tự do hoá dòng vốn của Trung Quốc
Song song với quá trình cải cách kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện một quá trình cải cách và tự do hóa dòng vốn một cách hợp lý qua 5 giai đoạn khác nhau:
- 1978-1986: tự do hóa lần đầu tiên.
- Năm 1994, Trung Quốc cố định tỷ giá 8,28 Nhân dân tệ đổi 1 đôla Mỹ. Với tỷ giá này, đồng Nhân dân tệ đã bị định giá thấp, nhưng tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng, thặng dư mậu dịch và dữ trữ ngoại hối liên tục gia tăng. Con số kỷ lục được thiết lập vào năm 2006 với thặng dư ngoại thương lên đến 177,6 tỷ đôla (Bloomberg TV, 08/01/2007), dự trữ ngoại hối vượt 1.000 tỷ đôla.
- Năm 1997: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á gây sức ép phá giá lên đồng Nhân dân tệ rất nhiều, nhưng nhờ sức mạnh sẵn có của nền kinh tế cộng với một lượng ngoại tệ dữ trữ tương đối lớn (gần 150 tỷ đôla) mà Trung Quốc đã thành công trong việc duy trì chính sách tỷ giá của mình. Điều này cũng đã giúp Đông Á không chìm sâu vào khủng hoảng.
- Năm 2001: giai đoạn tự do hóa và mở cửa ngành tài chính sau khi gia nhập WTO.
- Cuối tháng 07/2005, Trung Quốc đã quyết định bỏ chế độ tỷ giá cố định, cho phép đồng Nhân dân tệ dao động linh hoạt hơn. Nhưng thực tế cho thấy, sau 18 tháng, đồng Nhân dân tệ chỉ tăng giá khoảng 6%, thấp hơn mức người ta kỳ vọng rất nhiều.
Ngoài ra, nhờ khoản tiền dữ trữ ngoại hối dồi dào mà Trung Quốc có thể chi ra cả trăm tỷ USD để khôi phục các ngân hàng thương mại nhà nước với tình trạng tài chính yếu kém trở thành những ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao.
Trong vòng 10 năm qua, Trung Quốc đã tung ra số Nhân dân tệ bằng 40% cung tiền để mua vào gần 1.000 tỷ USD giá trị ngoại tệ mạnh, nhưng lạm phát bình quân chưa đến 1%, trong khi tốc độ tăng cung tiền lên đến 16% và tốc độ tăng dữ trữ ngoại hối trên 24%.