Sự cần thiết phải điều chỉnh giá xăng dầu

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý giá mặt hàng xăng nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 34)

II. THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ CỦA NHÀ

1. Sự cần thiết phải điều chỉnh giá xăng dầu

Giá xăng dầu mang tính toàn cầu đã tác động mạnh vào những nước cĩ sử dụng xăng dầu, trong đĩ cĩ nước ta (nước cĩ cơ chế giá vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) đĩ là yếu tố khách quan, mang tính bất khả

kháng. Tuy nhiên, ở những nước cĩ nguồn lực mạnh, cĩ dự trữ chiến lược xăng

dầu, thực hiện được việc đa dạng hố nguồn cung cấp năng lượng và cơ bản sản xuất của họ cĩ khả năng cạnh tranh cao, năng suất cao, hiệu quả lớn thì đã hạn chế được phần nào tác động gây thiệt hại cho nền kinh tế. Nhưng ở nhiều nước cũng phải chấp nhận giải pháp nhà nước khơng can thiệp trực tiếp vào mức giá xăng dầu, khơng thực hiện việc trợ giá, bù lỗ…mà để giá xăng dầu vận động theo cơ chế thị trường.

Trên thị trường thế giới, xăng dầu các loại cĩ quan hệ mật thiết với dầu

thơ cả về cung và giá cả. Hàng năm Việt Nam sản xuất trên 17 triệu tấn dầu thơ

nhưng chủ yếu cho xuất khẩu, trong khi đĩ hầu như lại phải nhập khẩu hầu như

tồn bộ xăng, dầu các loại với mức khoảng 10 triệu tấn/năm. Điều đĩ khơng chỉ

ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được từ hoạt động dầu khí mà cịn làm ảnh hưởng tới chính sách an tồn năng lượng quốc gia.

Ngân hàng thế giới WB dự báo cầu xăng dầu trong giai đoạn 2001 - 2005

của Việt Nam trên cơ sở các giả định về tốc độ tăng GDP bình quân là 7,1%/1 năm và tốc độ tăng dân số là 1,6%/1 năm thì nhu cầu về xăng dầu tăng bình quân là 7,7%/1 năm. Trong khi đĩ, sản xuất nội địa mới đạt được sản lượng quá nhỏ. Tháng 10/1998, Saigonpetro sản xuất xăng đạt 3000 tấn/1 tháng, đến năm 2003 đã đạt 154 nghìn tấn. Nếu tiến trình xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất diễn ra đúng như dự kiến thì khoảng 2008, Việt Nam cũng chỉ cĩ thể tự cung tự cấp được khoảng 6,5 triệu tấn, hơn 50% cịn lại phải nhập khẩu. Khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, việc thiếu xăng dầu vẫn tiếp tục xảy ra. Như

vậy, cả hiện tại và tương lai, lượng xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam vẫn phụ thuộc

vào nhập khẩu. Điều đĩ cĩ ảnh hưởng đáng kể đến giá và chính sách giá của các

sản phẩm xăng, dầu.

Nguồn nhập khẩu cũ trước năm 1990 là từ Liên Xơ (cũ) và nay là từ

Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc…Khối lượng nhập khẩu tăng bình

quân 10%/1 năm. Năm 2001, nhập 9,2 triệu tấn, năm 2002 - 10,3 triệu tấn, năm

2003 - 11,5 triệu tấn, năm 2004 khoảng 13 triệu tấn. Chủ trương của chính phủ

Việt Nam là đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu xăng dầu trong nước do vậy cĩ thể nĩi tương quan cung cầu mặt hàng xăng dầu trong thời gian tới, cả về mặt ngắn hạn và trung hạn sẽ khơng cĩ gì căng thẳng. Tuy nhiên hầu hết lượng xăng dầu bán lẻ từ các đại lý là do nhập khẩu nên giá xăng dầu trong nước là rất nhạy cảm với giá thị trường thế giới; những biến động của giá thị trường thế giới sẽ trực tiếp tác động đến giá thị trường trong nước, chính vì vậy việc điều chỉnh giá xăng dầu nhập khẩu là một tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý giá mặt hàng xăng nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)