Trong phần này tác giả sẽ trình bày một ví dụ thực tế của việc định giá bán nội bộ tại một tập đoàn kinh tế. Vì lý do nhạy cảm của vấn đề nên tác giả xin phép không nêu tên MNC và sản phẩm trong ví dụ mà chỉ gọi là MNC và sản phẩm là một loại dầu gội đầu.
Chi nhánh MNC tại Việt Nam là một trong những thành viên của MNC mà MNC này đã có nhiều chi nhánh đặt tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Do những điều kiện về kinh tế và lợi thế so sánh của các chi nhánh có mặt tại các quốc gia khác nhau mà MNC chọn chi nhánh tại Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu cho các nước. Chi nhánh MNC tại Việt Nam sẽ trở thành một chi nhánh chuyên sản xuất ra sản phẩm, sau đó cung cấp cho các chi nhánh của MNC tại các quốc gia khác. MNC tại Việt Nam sẽ thực hiện chào giá bán nội bộ cho các thành viên khác và việc báo giá nội bộ sẽ được thực hiện hàng quý hay theo một vài trường hợp cụ thể tùy theo yêu cầu của các thành viên trong nội bộ của MNC.
Để tính được bảng báo giá cho các công ty thành viên của MNC thì MNC tại Việt Nam cũng dựa vào phương pháp giá vốn cộng lãi để báo giá, đưa ra chi tiết bản tính cụ thể cho một tấn sản phẩm và một thùng sản phẩm. MNC tại Việt Nam sẽ đưa ra cấu trúc chi phí để sản xuất ra một tấn sản phẩm bao gồm những chi phí gì và lợi nhuận nội bộ mà MNC tại Việt Nam đã cộng vào một tấn hay một thùng sản phẩm. Giá bán của một thùng sản phẩm được tính bằng cách lấy giá bán của một tấn sản phẩm chia cho số lượng thùng để tạo thành một tấn sản phẩm.
Trong quá trình báo giá thì MNC tại Việt Nam cũng phải thể hiện rõ cấu trúc chi phí cấu thành nên giá thành của một tấn sản phẩm. Cấu trúc chi phí được thể hiện như sau :
Trong bảng cấu trúc chi phí này các yếu tố chi phí cấu thành nên giá của một tấn sản phẩm sẽ lại được tiếp tục chi tiết trong các bảng tính kèm theo. Để hiểu rõ hơn phương pháp tính giá nội bộ này, tác giả sẽ trình bày phương pháp tính toán của từng khoản mục chi phí trong bảng cấu trúc chi phí.
Trước tiên chúng ta đi vào tìm hiểu yếu tố chi phí nguyên liệu. Nguyên liệu để sản xuất ra một tấn sản phẩm dầu gội đầu có thể được mua từ trong nước hoặc nhập khẩu. MNC tại Việt Nam sẽ tính ra giá nguyên vật liệu cho sản phẩm xuất khẩu, và thông thường sẽ cộng thêm 10% chênh lệch giữa giá có thuế nhập khẩu và giá chưa có thuế nhập khẩu. Phần chênh lệch này là chi phí cho việc làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy giá nguyên vật liệu tính cho xuất khẩu nội bộ sẽ được tính bằng giá mua không có thuế nhập khẩu cộng cho 10% chênh lệch giữa giá có thuế nhập khẩu và giá không có thuế nhập khẩu.
Ngoài yêu tố giá của nguyên liệu sản xuất cho xuất khẩu thì MNC tại Việt Nam cũng phải trình bày chi tiết tỷ trọng các nguyên liệu để cấu thành một tấn sản phẩm. Tỷ trọng này sẽ được phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay phòng kế hoạch sản xuất cung cấp. Tương tự cho chi phí bao bì của sản phẩm như sau:
Trong phần tính toán chi phí bao bì đã chỉ ra được các chỉ số như số lượng sản phẩm cho một thùng, trọng lượng của một sản phẩm, số lượng thùng trên một tấn sản phẩm và số
lượng sản phẩm trên một tấn sản phẩm. Các thông tin này giúp cho công ty nhập khẩu biết được số lượng sản phẩm để đưa ra quyết định nhập khẩu.
Chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi để sản xuất ra một tấn sản phẩm sẽ được bộ phận kế toán chi phí tại nhà máy cung cấp. Kế toán chi phí sẽ căn cứ vào số lượng giờ công và giờ máy chạy thực tế và đơn giá của một giờ công và giờ máy thực tế phát sinh để tính ra chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi.
Chi phí sản xuất chung sẽ được tính bằng cách lấy tổng của chi phí nguyên liệu, chi phí bao bì, chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi nhân với tỷ lệ đóng góp của chi phí sản xuất chung trong một đồng chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Tỷ lệ này được tính như sau:
Tỷ lệ chi phí sản xuất chung được tính bằng cách lấy tổng chi phí của các bộ phận liên quan phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của công ty chia cho tổng chi phí sản phẩm sản xuất ra trong một năm.
Cộng các khoảng chi phí nguyên liệu, chi phí bao bì, chi phí sản xuất cố định, chi phí sản xuất biến đổi và chi phí sản xuất chung lại với nhau thì có được giá xuất xưởng của một tấn sản phẩm.
Nhìn vào bảng cấu trúc chi phí của sản phẩm chúng ta còn hai yếu tố chi phí là chi phí vận tải và lợi nhuận cộng thêm mà MNC tại Việt Nam sẽ cộng vào khi báo giá bán nội bộ, chi phí vận tải sẽ tùy thuộc vào điều kiện mua bán thỏa thuận giữa hai bên mua và bán sao cho có lợi nhất. Chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng hóa này sẽ được cộng trực tiếp vào giá của một tấn sản phẩm hay một thùng sản phẩm được bán ra. Chúng ta xem bảng tính chi phí xuất nhập khẩu sau:
Sau khi đã tính đủ các chi phí cần thiết để cấu thành nên chi phí của 1 tấn sản phẩm thì MNC tại Việt Nam sẽ tính đến phần lợi nhuận mà MNC tại Việt Nam được hưởng. Phần lợi nhuận cộng thêm này được xác định bằng một tỷ lệ qui định trong nội bộ của MNC vì vậy lợi nhuận cộng thêm này sẽ không giống với lợi nhuận của hàng hóa mà MNC bán tại thị trường Việt Nam. Trong ví dụ này thì tỷ lệ lợi nhuận cộng thêm được tính bằng 10% tổng vốn tham gia vào sản xuất ra 1 tấn sản phẩm, tổng vốn tham gia vào sản xuất ra 1 tấn sản phẩm bao gồm vốn lưu động, hàng tồn kho, công nợ và vốn cố định tham gia vào sản xuất ra một tấn sản phẩm.
Như vậy với mỗi tấn sản phẩm xuất khẩu thì phần lợi nhuận của MNC tại Việt Nam chính là phần lợi nhuận cộng thêm. Nếu tỷ lệ lợi nhuận cộng thêm không được tính toán khách quan thì hiện tượng chuyển giá sẽ xảy ra.
Kết Luận Chương 2:
Nhìn chung tất cả các trường hợp chuyển giá nêu trên của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều thực hiện các thủ đoạn như là:
- Chủ động hạch toán thu lỗ thông qua các hình thức quảng cáo, khuyến mãi, tăng chi phí chuyên gia, chi phí đại diện nhằm mục đích đẩy phía liên doanh Việt Nam ra khỏi công ty dựa vào tiềm lực tài chính vững mạnh của các công ty mẹ ở nước ngoài.
- Thực hiện mọi biện pháp để giảm thiểu số thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam, không loại trừ các hành vi lách luật và sai luật.
- Cố gắng chuyển lợi nhuận về nước càng nhiều càng tốt bằng cách thông qua các hình thức định giá cao tài sản, nguyên vật liệu đầu vào, các chi phí về bản quyền và bí quyết công nghệ để các công ty mẹ tại chính quốc sẽ được hưởng lợi trong khi công ty tại Việt Nam phải gánh chịu thua lỗ nặng nề.
- Thực hiện việc xâm nhập thị trường, chiếm lấy thị phần và cuối cùng đánh bật các đối thủ cạnh tranh nội địa ra khỏi thị trường nhờ các hình thức quảng cáo, khuyến mãi và tiếp thị. Khi đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc, đồng thời đẩy phía đối tác Việt Nam ra khỏi liên doanh thì các MNC sẽ tha hồ khai thác thị trường và hưởng lợi. Với thế mạnh trên thị trường thì các MNC sẽ thao túng thị trường và tạo ra sự mất công bằng trong nghĩa vụ thuế so với các công ty nội địa đồng thời làm tổn hại, mất cân bằng cho nền kinh tế.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
3.1 Những cam kết thuế quan khi gia nhập WTO của Việt Nam và phối hợp giữa các quốc gia chống lại chuyển giá
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ gắn liền giữa quyền lợi được hưởng và nghĩa vụ phải thực hiện. Việt Nam cam kết lấy các nguyên tắc của WTO làm nền tảng cho các chính sách thương mại của mình. Để làm được điều này thì Việt Nam phải từng bước rà soát và chỉnh sửa luật pháp sao cho phù hợp với các qui định và nguyên tắc của WTO. Việt Nam phải theo đuổi các chính sách kinh tế, thuế quan nhằm tạo nên một thị trường mang tính minh bạch, tự do hóa và mang đúng nghĩa của một nền kinh tế thị trường.
Việt Nam đã xây dựng cam kết về thuế quan và lộ trình điều chỉnh mức thuế suất phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Trong biểu thuế cam kết, Việt Nam xây dựng cụ thể mức thuế suất và lộ trình thay đổi cho loại sản phẩm của các lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Trong công tác kiểm soát chuyển giá thì Việt Nam tham khảo các hướng dẫn và qui định của các nước phát triển (OECD). Mặc dù Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức này nhưng các hướng dẫn về chuyển giá của OECD mang tính phổ biến và áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển. Dựa vào đây, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Thông tư 117 ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2005 để điều tiết và quản lý hoạt động chuyển giá. Nội dung chính của Thông tư 117 đã đưa ra được hướng dẫn cụ thể về các phương pháp định giá chuyển giao, điều kiện áp dụng của các phương pháp này. Đây được xem là thước đo chuẩn khi cơ quan thuế thanh tra và kiểm tra hoạt động mua bán nội bộ của các tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam. Các hướng dẫn của Thông tư 117 cũng đi sát với các hướng dẫn của tổ chức OECD vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các MNC hiểu và thực hiện.
Hàng năm các nước Châu Á có tổ chức diễn đàn thuế Châu Á (The Annual Asia Tax Forum), các chuyên gia về kinh tế, thuế và cơ quan thuế của các quốc gia tham dự diễn đàn này để cùng chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến thuế quan và mỗi năm sẽ có một chủ đề khác nhau. Năm 2008, tại Thượng Hải Trung Quốc, diễn đàn đã đưa ra vấn đề chuyển giá trong các tập đoàn đa quốc gia để cùng thảo luận. Các chuyên gia thuế, kinh tế và cơ quan thuế của Việt Nam cũng tham gia vào diễn đàn này để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia bạn. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng thực hiện việc ký các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia khi gia nhập WTO. Các hiệp định song phương này còn bao hàm việc tạo môi trường đầu tư, giải quyết các tranh chấp và cung cấp số liệu kinh tế khi nước bạn cần và ngược lại. Khi cơ quan thuế của một quốc gia điều tra về hoạt động chuyển giá của một tập đoàn đa quốc gia thì có thể liên lạc với cơ quan thuế trên nước bạn để lấy thông tin. Việc ký hiệp định song phương giúp cho hai quốc gia liên kết chặt chẽ hơn và phối hợp cùng nhau kiểm soát các hành vi gian lận kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia trong đó có hoạt động chuyển giá. Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định song phương với các quốc gia khác nhằm tạo mối liên hệ gắn kết về kinh tế, trong đó có Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam.
Song song với việc ký kết hiệp định song phương, các quốc gia đang có xu hướng tiến hành ký kết các hiệp định ba bên giữa chính quốc, quốc gia sở tại và tập đoàn kinh tế có trụ sở tại quốc gia sở tại các nội dung về thuế và giá cả. Việc ký kết này nhằm tạo một nền tảng vững chắc về thuế, tạo môi trường minh bạch để thu hút đầu tư và kiểm soát hành vi gian lận kinh tế.
3.2 Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam 3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá
Từ khi mở của kinh tế kêu gọi đầu tư nước ngoài đến nay thì kinh tế Việt Nam đã trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau, có những thời điểm chúng ta thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư và cũng có những lúc lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất ít. Sau khi Quốc hội khóa III thông qua Luật Đầu tư đã tạo điều kiện cho việc thu hút vốn `
đầu tư và đạt đỉnh điểm vào năm 1996 là 8,497 tỷ USD, sau đó do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu Á thì lượng vốn đầu tư vào nước ta đã suy giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm gần đây thì Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng một cách nhanh chóng của dòng vốn FDI đổ vào với những con số kỷ lục liên tiếp bị phá vỡ như năm 2006 thu hút được 10,2 tỷ USD; năm 2007 là 20,3 tỷ USD và năm 2008 tổng vốn FDI đăng ký đã tăng vọt lên con số 64 tỷ USD, lập một con số kỷ lục mới. Đây là năm mà Việt Nam thu hút mạnh mẽ nhất luồng vốn FDI từ trước đến nay.
Các nguồn vốn nước ngoài, trong đó có FDI, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục thông qua mở rộng quy mô đầu tư và chất lượng đầu tư. Luồng vốn này tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp xúc và sử dụng được các dòng vốn lớn và chất lượng. Đi đôi với việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài thì việc quản lý và tạo ra một môi trường kinh tế công bằng và phát triển ổn định là điều kiện tiên quyết và sống còn. Đây cũng là thách thức lớn đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam trong khi nền kinh tế chúng ta mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Từ khi mở cửa nền kinh tế năm 1987 thì Luật Đầu tư Nước ngoài là cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Mặc dù Luật Đầu tư Nước ngoài đã qua hai lần sửa đổi và bổ sung vào tháng 11 năm 1996 và tháng 6 năm 2000 nhưng trong nội dung của luật vẫn chưa đề cập một cách rõ ràng và cụ thể vấn đề chống chuyển giá. Vấn đề chống chuyển giá được nêu ra trong Thông tư số 74/TC/BTC ngày 20/10/1997 và sau đó được bổ sung và thay thế bằng Thông tư số 89/1999/TT-BTC ngày 16/07/1999. Về mặt nội dung thì cả hai thông tư này chưa có nội dung gì mới so với các