Thông qua kinh nghiệm chống chuyển giá của Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực, chúng ta có thể rút ra một vài kinh nghiệm chống chuyển giá có thể áp dụng cho Việt Nam như sau:
- Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Phải đảm bảo pháp luật kinh tế bắt kịp sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển nhưng đồng thời phải ngăn chặn hiệu quả các hành vi gây tiêu cực cho nền kinh tế.
- Xây dựng luật thế phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu thế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam bên cạnh việc tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư thì phải chọn lọc các dự án đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Luật thuế phải đảm bảo các mục tiêu là đảm bảo tính công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo nguồn thu thuế và đồng thời phải đảm bảo kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Phải nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển đi
trước cũng như các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng về kinh tế. Chúng ta phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu và những thành công kinh tế mà các quốc gia này đạt được để áp dụng vào kinh tế Việt Nam giúp cho kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và đón đầu kinh tế thế giới. Nhưng đồng thời phải tránh những sai lầm mà các quốc gia đã vấp phải để rút ngắn thời gian phát triiển kinh tế. - Việt Nam cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực với chất lượng cao nhằm phục vụ cho
việc quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn nhân sự này phải được thường xuyên cập nhật kiến thức về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh nghiệm về hoạt động chuyển giá của các MNC tại các quốc gia trên thế giới.
Các cơ quan quản lý kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là cơ quan Thuế và Hải Quan cần phải giao lưu học kinh nghiệm với các nước. Cần phải phối hợp với cơ quan quản lý các nước cùng nhau hành động chống lại các hành động chuyển giá mà các MNC gây ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia.
Kết luận Chương 1:
Định giá chuyển giao nội bộ và chuyển giá là hai mặt của một vấn đề. Định giá chuyển giao là một công cụ quản lý hữu hiệu của các MNC nhằm chia sẻ và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Khi nói đến định giá chuyển giao là chúng ta muốn nói đến khía cạnh khách quan của việc quản lý và sử dụng nguồn lực nhằm giúp các MNC thực hiện mục tiêu quản lý trên phạm vi toàn cầu. Việc định giá mua bán nội bộ được thực hiện dựa trên cơ sở tính toán và phương pháp tính toán khách quan, tuân theo các quy luật thị trường và được chấp nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia.
Chuyển giá là việc thực hiện áp đặt giá cả một cách chủ quan trong quan hệ mua bán của các thành viên trong nội bộ MNC. Chuyển giá có tác động tiêu cực đến các quốc gia tiếp nhận đầu tư và cả các quốc gia liên quan mà đối tượng được lợi nhiều nhất là bản thân MNC. Thông qua chuyển giá các MNC sẽ thực hiện việc trốn thuế, thực hiện việc lũng đoạn thị trường làm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tác động xấu đến môi trường kinh doanh.
Vấn đề chuyển giá hiện nay đang làm đau đầu các nhà quản lý từ các quốc gia phát triển nhất như Mỹ, Nhật cho đến các quốc gia mới bước qua cơ chế kinh tế thị trường như Việt Nam. Với những thủ đoạn và chiêu thức ngày càng tinh vi thì các MNC đã gây ra nhiều khó khăn và thậm chí vô hiệu hóa các công cụ quản lý của các quốc gia. Chuyển giá đã làm cho các quốc gia thất thu thuế một cách nặng nề. Vì vậy, thiết nghĩ các quốc gia cần phải có sự phối hợp trong công tác chống lại chuyển giá, đừng vì lợi ích riêng của quốc gia mình mà dung túng cho các MNC có hành vi chuyển giá.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM
2.1 Môi trường pháp lý và tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam
Nếu năm 2007, Việt Nam thu hút được 20,3 tỷ USD từ FDI và được coi là mức kỷ lục từ khi mở của thu hút vốn đầu tư năm 1988 đến năm 2006. Trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nâng lên gấp 3 lần năm 2007 và lập mốc kỷ lục mới là 64 tỷ USD. Trong đó đáng chú ý là các dự án dầu khí có tổng giá trị trên 10 tỷ USD và dự án của Formosa với 7,8 tỷ USD.
Trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2008 thì Malaysia là quốc gia dẫn đầu với 14,9 tỷ USD với 55 dự án . Kế tiếp là các quốc gia Đài Loan (8,64 tỷ USD) với 132 dự án, Nhật Bản (7,28 tỷUSD) với 105 dự án, Singapore ( 4,46 tỷ USD) với 101 dự án, Brunei (4,4 tỷ USD) với 19 dự án.
Các địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trong năm 2008 (trừ 8 dự án thăm dò và khai thác dầu khí) là Ninh Thuận do có dự án liên doanh sản xuất thép với tập đoàn Lion Malaysia với tập đoàn Vinashin có tổng mức đầu tư đăng ký là 9,79 tỷ USD. Đứng thứ hai là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 4 dự án với tổng mức vốn đăng ký lên đến 9,35 tỷ USD, TP.HCM, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Như vậy chúng ta có thể thấy cơ cấu các tỉnh thành dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư có thay đổi và các tỉnh Miền Trung đã có những bước tiến đáng chú ý. Trong đó đáng chú ý là tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu thu hút đến 9,35 tỷ USD (gần bằng cả năm 2006 thu hút vốn đầu tư của cả nước 10,2 tỷ).
Để có một cái nhìn tổng quát thì chúng ta cùng nhìn lại toàn bộ quá trình thu hút vốn đầu tư từ lúc bắt đầu mở cửa nền kinh tế năm 1988 đến năm 2008.
Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 1988 năm 2008
Năm 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Triệu
USD
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Triệu
USD
1.568 2.012,4 2.503 1.557,7 1.512,8 2.084 5.300 10.200 20.300 64.000
(Nguồn VietPartners)
Thông qua xem xét biểu đồ thu hút vốn đầu tư từ năm 1998 đến nay, chúng ta có thể chia thành ba giai đoạn chính:
Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1996: Đây là giai đoạn đầu tiên thực hiện mở cửa thu hút, kêu gọi đầu tư. Năm 1988 cũng là năm đầu tiên thực hiện luật đầu tư nước ngoài, ngay năm 1988 chúng ta đã thu hút được 37 dự án đăng ký với số vốn là 371,8 triệu USD. Sau hai năm thì số dự án được cấp phép hoạt động đã lên tới 107 dự án với tổng số vốn là 839 triệu USD, tốc độ tăng thu hút vốn tăng cao và quy mô vốn trung bình đạt 8,42 triệu USD/dự án. Đồng thời trong gia đoạn (1991- 1995) luật đầu tư sửa đổi kịp thời (2 lần vào năm 1990 và 1992) đã bổ sung và tăng cường chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả. Trong giai đoạn này, chính phủ đồng thời quyết định thành lập một loạt các khu công nghiệp tại các địa phương cũng đã tạo ra được một lực hút mạnh đối với FDI. Kết quả đạt được là số dự án được cấp phép đã đạt 6,24 lần tổng vốn đăng ký và gấp 9,3 lần so với thời kỳ hai năm đầu 1988 và 1989. Đồng thời trong giai đoạn này thì tổng vốn FDI cũng đạt đỉnh điểm tại năm 1996 với con số là 8 497,3 triệu USD. Từ những con số nêu trên đã cho chúng ta thấy được những thành công ban đầu trong công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính phủ Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2003: Tháng 7 năm 1997 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, các nước chịu tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia… Nước ta lại nằm ngoài “tâm bão”, đây chính là thời cơ cho việc thu hút nguồn vốn quốc tế khi mà các nước trong khu vực phải đang đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng do chưa chuẩn bị tốt và việc sửa đổi luật đầu tư năm 1996 vẫn chưa đủ hấp dẫn để có thể thu hút FDI vì vậy mà trong giai đoạn này việc thu hút vốn FDI của nước ta giảm đi một cách nhánh chóng. Việc thu hút vốn FDI giảm từ 8497,3
triệu USD năm 1996 xuống 4649,1 triệu USD (gần 50 %), và tiếp tục giảm trong những năm kế tiếp. Tuy Việt Nam không năm trong “tâm bão” của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng chúng ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề và kéo dài sang những năm sau đó. Kết quả là việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI tiếp tục giảm mạnh và ở mức thấp nhất là 1.568 triệu USD vào năm 1999. Để cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư thì vào năm 2000, Quốc hội đã quyết định bổ sung và sửa đổi Luật Đầu Tư Nước Ngoài thay thế luật bổ sung năm 1996. bước đầu luật được sửa đổi bổ sung tỏ ra hiệu quả. Trong hai năm 2000 và 2001 thì tình hình thu hút vốn FDI có được cải thiện, tuy nhiên do dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á vẫn còn và các sửa đổi bổ sung của luật đầu tư vẫn chưa đủ hấp dẫn để kích thích việc gia tăng thu hút FDI, vì vậy mà nguồn vốn FDI lại tiếp tuc bị tuột dốc và thấp hơn cả năm 1999 đạt con số 1 512,8 triệu USD vào năm 2003.
Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008: Đây là giai đoạn phục hồi và tăng tốc một cách nhanh chóng của việc thu hút vốn FDI. Sau khi cơn bão tài chính qua đi, kinh tế của các nước Châu Á đã vực dậy và phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Việt Nam và Trung Quốc trở thành những quốc gia có sức hút mạnh đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, và luôn nằm trong danh sách các quốc gia dẫn đầu thu hút FDI. Năm 2006, Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp mới ra đời đánh dấu một bước ngoặc mới và một bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực luật pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố việc thẩm định và cấp phép. Việc này đã tạo ra sự chủ động trong việc quản lý nguồn vốn FDI tại các địa phương và quan trọng hơn là tạo ra một cuộc thi đua giữa các địa phương thực hiện việc cải cách hành chính thông thoáng, tạo ra điều kiện tốt cho môi trường đầu tư. Từ đó tăng cường việc thu hút đầu tư và tạo cho các nhà đầu tư cảm thấy thuận tiện. Kết quả của việc cải cách hành chính của các địa phương cho ta kết quả hết sức khả quan là năm 2006 đạt mức thu hút vốn FDI là 10,2 tỷ USD vượt qua mức kỷ lục năm 1996. Tiếp tục năm 2007, việc thu hút FDI lại lập ra một kỷ lục mới ở mức 20,3 tỷ USD. Năm 2008, mặt dù tính hình kinh tế thế giới khó khăn, giá dầu và lạm phát tăng cao nhưng việc thu hút FDI của Việt Nam vẫn tăng rất cao và tiếp
tục tạo ra một kỷ lục mới tại mức 64 tỷ USD. Điều này chứng tỏ Việt Nam là đang là nơi lý tưởng để thu hút vốn đầu tư, và là môi trường đầu tư cạnh tranh.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ lúc mở của nền kinh tế kêu gọi đầu tư nước ngoài vào năm 1987 đến khi chính thức trở thành thành viên của WTO thì hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam cũng có rất nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của pháp luật đối với sức thu hút FDI của nền kinh tế. Từ khi mở của kinh tế đến nay, mỗi lần chỉnh sửa Luật Đầu Tư gần với thông lệ quốc tế hơn là mỗi lần chúng ta lại gặt hái được thành công trong việc thu hút vốn FDI về cả số lượng và chất lượng.
2.2 Phân tích tình hình hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua tại Việt Nam
2.2.1 Khái quát chung về tình hình chuyển giá tại Việt Nam
Theo thống kê của Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh thì có hơn 70% các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kê khai lỗ mặc dù làm ăn tốt và tăng trưởng cao, điều này cho thấy hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI là rất nghiêm trọng. Trong năm 2006, hầu hết các nguồn thu ngân sách đều tăng, chỉ có nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) là thấp hơn dự toán ngân sách tới 7%. Thông tin xấu trên được công bố trong báo cáo kiểm toán nhà nước và thẩm tra của Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách. Theo luật định, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006 phải 18 tháng sau mới hoàn tất thủ tục kiểm toán. Thời gian quá dài để có thể đưa ra một bảng báo cáo kiểm toán nhưng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu mà tình trạng gian dối của các doanh nghiệp FDI (theo ý kiến phát biểu của tiến sĩ Trần Du Lịch tại kỳ hợp Quốc hội diễn ra ngày 10 tháng 05 năm 2008).
Tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp FDI càng phổ biến và nghiêm trọng hơn trong những năm đầu mở của kêu gọi đầu tư, khi mà luật pháp chưa được chuẩn bị tốt để có thể bắt kịp với sự gia tăng nhanh chóng của FDI cũng như trình độ quản lý của các cơ quan
quản lý về thuế so với trình độ quản lý của các doanh nghiệp FDI các nước. Chúng ta cùng xem xét số liệu thông kê tình hình khai lỗ của các doanh nghiệp do Cục Thuế Thành Phố Hồ chí Minh và Cục Thống kê thực hiện.
Bảng 2.2: Tình hình khai lỗ tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM
Năm Sốdoanh nghiệp được khảo sát
Sốdoanh nghiệp FDI kê khai lỗ Tỷ Lệ (%) 1996 451 310 68,7% 1997 510 358 70,2% 1998 500 341 68,2% 1999 395 281 71,1% 2000 352 235 66,8% 2001 704 545 77,4% Trung bình 71,1% Nguồn: Cục Thuế TP.HCM
Thông qua số liệu trong bảng trên, chúng ta có thể thấy được 71,1% các doanh nghiệp được khảo sát đã kê khai lỗ. Vậy trong số các doanh nghiệp này, có bao nhiêu doanh nghiệp lỗ thiệt và bao nhiêu doanh nghiệp nào lỗ giả (thực hiện các hành vi chuyển giá hay gian lận trong kê khai thuế).
Một nguồn số liệu khác từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cũng tiến hành khảo sát các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả công bố chỉ trong 6 tháng đầu năm năm 2005 trong 1.450 doanh nghiệp FDI được khảo sát thì đã có đến 1.260 doanh nghiệp kê khai làm ăn thua lỗ, chiếm đến 87% các doanh nghiệp được khảo sát. Các doanh nghiệp làm ăn có lãi chỉ có 190 doanh nghiệp tương đương khoảng 13% các doanh nghiệp được khảo sát. Đứng trước những con số thống kê trên cho thấy được tình hình